Cũng như nhiều nhà khởi nghiệp khác, ông gặp khó khăn trong việc gọi vốn ở giai đoạn đầu. Ông có nhà đầu tư thiên thần, đã rót 4 triệu USD từ khi Realtime Robotics Inc mới thành lập năm 2014. Bản thân nhà sáng lập cũng phải bán nhà để nuôi startup.
Hướng dẫn trẻ vẽ tranh bé nhặt rác
Câu chuyện những em bé nhặt rác kiếm tiền nuôi bà, nuôi cha mẹ luôn khiến cư dân mạng xúc động đến rơi lệ.
Theo Hoàng Minh/Kienthuc.net.vn
Năm 2002, câu chuyện về Lương Việt Quốc - chàng trai lớn lên bên dòng kênh đen Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nơi anh gọi là "xóm nghèo dưới đáy xã hội", trúng tuyển học bổng Fulbright (Mỹ) đã khiến nhiều người ngạc nhiên và khâm phục. Khi ấy, Lương Việt Quốc vượt qua gần 600 ứng viên để trở thành một trong 26 người Việt Nam nhận được suất học bổng này. Hai năm sau, anh nhận tấm bằng thạc sĩ hạng xuất sắc của Đại học Cornell (trường xếp hạng top 10 của Mỹ) với thành tích 11 môn của hai năm học đều đạt điểm A, điểm trung bình tốt nghiệp 4.0 (điểm xếp hạng cao nhất).
Đến năm 2022, nhân vật này lại một lần nữa gây nhiều chú ý khi là người đứng sau thiết bị bay không người lái (drone) duy nhất trên thế giới nhỏ gọn, vừa vặn để mang trong ba lô cá nhân nhưng nâng được 15 kg và cũng đủ không gian mang cùng lúc 4 tải (thiết bị). Chiếc drone được làm ra từ "100% trí tuệ Việt" đã được xuất khẩu sang Mỹ, giúp Tiến sĩ Lương Việt Quốc trở thành người Việt đầu tiên làm được điều này.
Cuộc sống thay đổi thần kỳ sau 1 bức ảnh
Bẵng đi 15 năm, "Lọ Lem bãi rác" ngày nào đã lột xác thành thiếu nữ xinh đẹp và có cuộc sống trong mơ khiến bao người ngưỡng mộ. Được biết, do thường xuyên nhận được lời mời xuất hiện trên các chương trình truyền hình nên Sophy đã học cách trang điểm và ăn mặc chỉn chu giúp nhan sắc ngày càng thăng hạng.
Nhan sắc vô cùng xinh đẹp khi trưởng thành của "Lọ Lem bãi rác" năm nào
Sau 2 năm theo học tại Cao đẳng Trinity thuộc Đại học Melbourne, cô đã tốt nghiệp thủ khoa và vinh dự được chọn đọc diễn văn trong ngày lễ tốt nghiệp của trường. Chưa dừng lại ở đó, cô nàng còn nhận được học bổng toàn phần tại trường Đại học Melbourne - ngôi trường Đại học lâu đời thứ hai của nước Úc.
Hình ảnh Sophy đọc diễn văn trong buổi lễ tốt nghiệp với vị trí thủ khoa đầu ra của trường Cao đẳng Trinity (Úc)
Hiện tại, cô vẫn thường xuyên đi đi lại lại giữa Campuchia và Úc để theo đuổi việc học cũng như dành thời gian cho gia đình và các hoạt động xã hội. Ngoài ra, cô còn là nhà đồng sáng lập một công ty riêng và đang làm việc cho Quỹ Nhi Đồng Campuchia. Giờ đây, Sophy không còn là cô bé nhặt rác nghèo khổ năm nào mà đã trở thành biểu tượng truyền cảm hứng của nhiều người trẻ Campuchia.
Về phần gia đình Sophy, họ đã không còn phải đi nhặt rác mà chuyển về miền quê yên bình để sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức, các chị em của Sophy cũng được đến trường và có cơ hội thay đổi cuộc đời.
Sophy nhận được quan tâm lớn từ truyền thông nhờ câu chuyện cuộc đời truyền cảm hứng
Không chỉ Sophy có cơ hội "đổi đời", các em của cô đã được tạo điều kiện đi học và không còn phải nhặt rác để kiếm sống
Này, bạn có muốn nhận thêm 3 lượt tải xuống MIỄN PHÍ mỗi ngày không?Nhận thêm 3
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tuổi thơ nhặt rác trên dòng kênh đen, đào giun đêm kiếm sống
Tiến sĩ Lương Việt Quốc sinh ra trong một gia đình có 9 anh chị em, cùng sống dưới mái chòi rách chỉ rộng vỏn vẹn 10m2 nằm trên nhánh rạch của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ông hồi tưởng lại thời thơ ấu lam lũ trong một bài phỏng vấn với Vietnamnet: "Bây giờ đã có nhiều thay đổi, nhưng trước đây, đó là xóm nghèo dưới đáy xã hội với nạn trộm cắp, xì ke... Nhiều gia đình mưu sinh bằng nghề trộm cắp. Cuộc sống khiến họ phải vậy.
12 tuổi, tôi nhặt rác kiếm sống trên dòng nước đen đó. 13 tuổi, tôi bán chanh, ớt kiếm tiền. 15 tuổi, tôi móc giun chỉ dưới lòng kênh để bán cho các tiệm nuôi cá cảnh. Có những đêm dầm nước móc giun 5-6 tiếng, bán giun chỉ đủ tiền mua được 1kg gạo".
Với Lương Việt Quốc, việc nhịn đói 1-2 ngày đã trở thành chuyện bình thường, đến nỗi thời đó, ước mơ lớn nhất của ông là sau này đi làm chủ sẽ cho mình ăn no tùy thích, không cần lương.
Tiến sĩ Lương Việt Quốc, nhà sáng lập Realtime Robotics Inc
Tuy nhiên, cuộc đời tăm tối của cậu bé nơi xóm nghèo đã tìm được ánh sáng nhờ giáo dục. Sau khi hoàn thành chương trình lớp 12, Lương Việt Quốc không đỗ đại học. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục theo đuổi con đường học vấn tại trường Trung học Tài chính TP.HCM, rồi học tiếp lên hệ đại học tại chức. Ông học thêm cả tiếng Anh và đạt 660/677 điểm TOEFL.
Sau khi trúng tuyển học bổng Fulbright và hoàn thành bậc học Thạc sĩ tại Mỹ, Lương Việt Quốc tiếp tục được tám trường đại học tổ chức hàng đầu về đào tạo kinh tế nông nghiệp của Mỹ chấp nhận cấp học bổng đào tạo tiến sĩ, gồm Đại học Cornell, Berkeley, US Davis, Maryland, Wisconsin, Purdue, Minnesota, East - West Center. Trong đó Maryland đã hai lần gửi thư để nâng mức học bổng từ 30.040 USD/năm lên 37.168 USD/năm.
Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học California, Berkeley, ông dành thời gian sống và làm việc tại Silicon Valley. Đến năm 2014, Lương Việt Quốc thành lập Realtime Robotics Inc, đặt trụ sở tại San Francisco (Bay Area, Mỹ). Ba năm sau đó, ông trở về Việt Nam để xây dựng đội ngũ kỹ sư 100% người Việt, cũng là người Việt đầu tiên được cấp phép sản xuất drone.
Tuổi thơ của "Lọ Lem bãi rác": Không được đi học, phải ăn thực phẩm thừa bị vứt đi
"Lọ Lem bãi rác" tên thật là Sophy Ron, sinh ra trong một gia đình lao động cấp thấp tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Tuổi thơ của Sophy Ron là những ngày tháng gắn liền với bãi rác Stung Meanchey - nơi từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự nghèo đói tại Campuchia.
Cả Sophy và những đứa trẻ sống gần đó đều làm nghề bới rác. Sáng nào chúng cũng dậy sớm, lội qua những núi rác hôi thối, chứa đầy mầm bệnh và virus. Nếu may mắn, chúng có thể kiếm được nhiều món đồ có giá trị và hôm đó cả nhà sẽ có cơm ăn. Còn nếu không, bữa ăn của cả nhà có thể là các thực phẩm ôi thiu được nhặt lại từ bãi rác Stung Meanchey.
Nói về cuộc sống khó khăn của những đứa trẻ lớn lên nhờ bãi rác như mình, Sophy từng tâm sự: "Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên bãi rác, nó mặc nhiên trở thành nhà của tôi. Tôi còn không nhận ra nó bốc mùi, không biết đó là chỗ bẩn thỉu". Với hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cô bé còn chưa từng nghĩ đến chuyện được đi học.
Túp lều lụp xụp đặt ngay trên đống rác khổng lồ là nơi Sophy và gia đình từng phải sinh sống trong những năm tháng nghèo khổ
Từ khi còn nhỏ, mỗi ngày, Sophy đều dậy sớm đi bới rác để kiếm tiền phụ giúp gia đình
Những tưởng tuổi thơ của Sophy sẽ mãi trôi qua trong vòng luẩn quẩn đói nghèo, thế nhưng bức ảnh chụp tại bãi rác Stung Meanchey đã thực sự thay đổi cuộc đời cô. Thời điểm đó Sophy mới chỉ 11 tuổi, cô bé mỉm cười đáp lại ngay khi thấy người đàn ông giơ máy ảnh. Và khoảnh khắc đó chính là khởi đầu cho cuộc đời mới của Sophy.
Sau khi bức ảnh nổi tiếng toàn cầu, Sophy đã được Quỹ trẻ em Campuchia (CCF) tạo điều kiện để đến trường. Thành tích học tập nổi bật của Sophy đã giúp cô có được học bổng toàn phần tại trường Cao đẳng Trinity (Úc), chuyên ngành Văn học.