Chùa Vĩnh Phúc Tự

Chùa Vĩnh Phúc Tự

Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.

Vĩnh Phúc – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Giá từ 1.350.000₫ Giá gốc là: 1.350.000₫.1.150.000₫Giá hiện tại là: 1.150.000₫.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,

Tour du lịch Đền Chùa Bắc Ninh 1 ngày từ Vĩnh Phúc

Hành trình: ĐÌNH BẢNG - ĐỀN ĐÔ - CHÙA DÂU - CHÙA BÚT THÁP

Vĩnh Phúc – Côn Đảo – Vĩnh Phúc

Du lịch Côn Đảo xuất phát từ Vĩnh Phúc đưa Quý khách đến với Côn Đảo, nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, Côn Đảo ngày nay là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách nhất ở Việt Nam cũng như quốc tế. Du khách yêu thiên nhiên biển đảo tham gia tour du lịch Côn Đảo để tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn, trải nghiệm đầy thú vị cho kỳ nghỉ của mình.

Nào! hãy chọn cho mình tour Côn Đảo ngay hôm nay để khám phá hòn đảo thú vị này cùng chúng tôi nhé!

Sinh thời, dù bận nhiều công việc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ song Bác Hồ luôn dành cho nhân dân cả nước nói chung, Đảng bộ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng những tình cảm gần gũi yêu thương và sự quan tâm sâu sắc. Đó chính là tấm lòng bao dung, độ lượng, thiết tha của Người cha già dân tộc – Người sáng lập, xây dựng và rèn luyện Đảng ta khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có nền độc lập tự do mà bản chất chính là “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiều quyền hạn đều do dân, quyền hành lực lượng đều ở nơi dân”.Theo thống kê của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến năm 1963 tỉnh Vĩnh Phúc đã vinh dự được 8 lần đón Bác về thăm, động viên và chỉ đạo công việc, trong lần đến thăm thứ 6, Bác đã ghé thăm và nghỉ trưa tại Chùa Hà Tiên.

Chùa Hà Tiên (chùa Hà), ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hướng từ thành phố Vĩnh Yên lên khu Du lịch Quốc gia Tam Đảo. Đây là ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Chùa đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 1995.

Chùa Hà Tiên là nơi thờ phật và thờ quốc mẫu Tây Thiên, được xếp vào hàng đại danh lam trong các ngôi chùa ở thành phố Vĩnh Yên. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, các chuyên gia khảo cổ đều có nhận định: Chùa Hà Tiên được xây dựng thời Lý Trần cùng với các đại danh lam: Ngũ Phúc Tự, chùa Bầu ở thành phố Vĩnh Yên. Trải qua thời gian, cùng với sự tàn phá của chiến tranh, kiến trúc cũ không còn, hiện nay trong khuôn viên chùa còn lưu giữ 8 cây bảo tháp, cây si cổ thụ, cây hương đá được xây vào năm 1703 và bia đá lập năm 1792 là những vật chứng lịch sử về nơi hoằng hóa phật pháp.

Đặc biệt Chùa Hà Tiên còn là nơi ghi dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của dân tộc và thế giới về thăm và nghỉ chân tại nơi đây. Ngày 25/1/1961, Hồ Chủ tịch về thăm HTX nông nghiệp Lạc Trung, xã Bình Dương, Bác về Tỉnh ủy Vĩnh Phúc làm việc, sau đó đến trưa Người lên chùa Hà Tiên vãn cảnh, nghỉ ngơi và ăn cơm trưa ở đó. Theo đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác, cùng đi với Bác lần này kể lại:“… Sau khi thăm Lạc Trung xong, Bác về thị xã Vĩnh Yên thăm và làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Đến trưa, công việc cũng đã xong, các anh Kim Ngọc – Bí thư Tỉnh ủy, Hồ Ngọc Thu – Chủ tịch UBHC tỉnh mời Bác và các đồng chí cùng đi dùng bữa cơm trưa với các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Bác mỉm cười, cảm ơn và nói: Bác có việc nên không ở lại được. Rời trụ sở Tỉnh ủy, theo đường quốc lộ 2, xuôi về Hà Nội. Nhưng đi được chừng vài trăm mét, thì xe Bác không đi thẳng mà rẽ trái theo đường 2B đi Tam Đảo. Bác đi thăm chùa Hà, từ ngã ba rẽ vào tới chùa Hà chừng 2 cây số. Sở dĩ Bác chọn chùa Hà để nghỉ ăn cơm trưa vì chùa Hà kín đáo, cảnh đẹp, yên tĩnh, lại không cách xa đường. Tôi nhớ một lần trước đó, nhân đi thăm Tam Đảo về, mấy Bác cháu cũng đã vào thăm đây một lần. Vào chùa, chúng tôi dọn cơm đã chuẩn bị sẵn mang đi, vì Bác không muốn phiền hà địa phương. Mấy Bác cháu ngồi quây quần ngay ngoài hiên chùa ăn trưa. Ăn xong, Bác cháu xuống tận giếng chùa dưới chân đồi để múc nước rửa. Bác muốn xuống tận nơi thăm và nghe nói giếng này nông nhưng mạch nước rất trong, không bao giờ cạn, kể cả khi đại hạn. Trở lên vườn chùa nghỉ, Bác nói là cảnh chùa đẹp, lại tiện đường cái, cần nói với chính quyền và nhà chùa nên trồng thêm cây, dưới chân đồi và cả ven đường thì trồng cây lấy gỗ và bóng mát; đất gần chùa thì trồng cây ăn quả cho tiện chăm sóc và giữ gìn…” Tưởng nhớ công ơn Bác đối với dân tộc và nhân dân trong tỉnh, địa phương đã dựng nhà lưu niệm Bác trong khuôn viên nhà chùa. Bên cạnh đó giếng Ngọc cũng là một trong những hạng mục công trình được quan tâm bảo tồn cùng với công trình tưởng niệm Bác Hồ. Với những giá trị văn hóa lịch sử đó, năm 1995 chùa Hà Tiên đã được UBND Tỉnh Vĩnh Phú, nay là UBND Tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Để tiếp tục phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, Năm 2006 chùa Hà Tiên đã được UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể với tổng diện tích gần 60.000m2, gồm 32 hạng mục công trình. Ngôi chùa được xây dựng mang sắc thái văn hóa truyền thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam và sự tiếp biến các yếu tố văn hóa khu vực để tạo nên sự hòa quyện mang nét đặc trưng của chùa Hà Tiên; đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh phật tử xa, gần.

Với bề dày lịch sử và tầm vóc của một di tích lịch sử văn hoá lớn, chùa Hà Tiên là một trung tâm du lịch tâm linh, sinh thái mới của Vĩnh Phúc; là điểm đừng chân đầu tiên của du khách trong hành trình: Vĩnh Yên, Tây Thiên,

Nằm sát bờ Nam sông Cầu lịch sử và thơ mộng, với lợi thế gần sông “trên bến dưới thuyền”, thôn Đại Lâm thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, không những nổi tiếng là làng nông, làng nghề, mà còn nổi tiếng bởi hệ thống di tích đình, đền, chùa cổ kính thâm nghiêm, trong đó có ngôi chùa cổ “Thiên Phúc tự” với những viên gạch rồng.

Theo văn bia của chùa Thiên Phúc thì ngôi chùa này vốn được khởi dựng từ lâu đời, đền thờ Lê-Mạc được trùng tu mở rộng với quy mô lớn tòa ngang dãy dọc. Chùa bị phá trong Tiêu thổ kháng chiến chống Pháp. Sau đó, dân làng đã phục dựng tòa Tam Bảo và một phần nhà Tổ. Năm 1994, chùa tiếp tục được trùng tu tôn tạo và hoàn thiện. Điều quý giá, chùa Thiên Phúc được khôi phục và trùng tu tôn tạo, song còn bảo lưu được những viên “gạch rồng” mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê-Mạc.

Chùa Thiên Phúc còn nổi tiếng ở những cổ vật còn bảo lưu được như: Rồng đá, lân đá thời Lê-Mạc và đặc biệt là hệ thống bia đá thời Lê-Nguyễn. Trong đó có một tấm bia “Thiên Phúc tự bi” được dựng khắc vào ngày 15 tháng 6 năm Thành Thái thứ 6 (1894), nội dung không những cho biết khá rõ về lịch sử ngôi chùa và quá trình trùng tu chùa, có đoạn như sau:

“Phủ Từ Sơn, huyện Yên Phong, xã Đại Lâm, có chùa Thiên Phúc nổi tiếng từ tiền triều là danh lam cổ tích. Cho đến nay, bản chùa gồm có các vị sư, vãi phát tâm bồ đề, công đức tiền của vào việc trùng tu chùa bản xã. Các giáp trong xã cũng giúp tiền của cho việc hưng công. Vào năm Ất Dậu mua một số gỗ, đến năm Mậu Tuất vào tháng 8 ngày tốt mới bắt đầu trùng tu tôn tạo Tiền đường, Thượng điện để hương khói phụng thờ. Đến tháng 10 mới xong hoàn hảo. Mùa thu năm Mậu Tý lại khởi công xây dựng hậu đường, hành lang tả hữu, gác chuông, tô tượng Phật 80 pho, vẽ 1 bức tranh Phật Di Đà vào tường và có những con rồng uốn khúc nguy nga, tinh hảo, trong ngoài trang nghiêm. Công đức này rõ ràng là phải nhờ vào trăm họ, vào những người có lòng hảo tâm công đức, nên khắc vào bia đá để nghìn năm thiêng liêng mãi mãi và có Bài minh nói rằng:

Chùa Thiên Phúc thôn Đại Lâm là công trình văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương được khởi dựng từ lâu đời thờ Phật, gắn với bề dầy lịch sử, văn hiến của quê hương nơi đây, nổi tiếng bởi những cổ vật còn bảo lưu được và đã trở thành những di sản văn hóa quý giá của quê hương, đất nước.