Bộ Nội Vụ Úc đã tiếp nhận các báo cáo đáng quan ngại về việc các đối tượng lừa đảo đang nhắm đến những người đăng ký tham gia chương trình lựa chọn ngẫu nhiên các đương đơn được nộp hồ sơ xin thị thực Lao động kết hợp Kỳ nghỉ khi những người này chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng hoặc với các bên thứ ba không được ủy quyền.
Phản hồi tích cực, khiếu nại hay đề xuất
Bộ Nội Vụ đánh giá cao phản hồi của Quý vị. Bộ sử dụng phản hồi của Quý vị để cải thiện dịch vụ, điều tra và xử lý những vấn đề có liên quan. Quý vị có thể tìm thêm thông tin trên trang mạng của Bộ tại Compliments, complaints and suggestions.
Đương đơn xin thị thực dưới 18 tuổi
Trong trường hợp trẻ dưới 18 tuổi dự định đến Úc, cha hoặc mẹ, cha và mẹ không cùng đi hoặc người có trách nhiệm giám hộ (người có quyền quyết định trẻ được sống ở đâu) sẽ phải ký đơn đồng ý cho phép trẻ được cấp thị thực Úc.
Nếu cha hoặc mẹ hay người có quyền giám hộ được pháp luật công nhận là người có quyền quyết định duy nhất về việc trẻ sống ở đâu thì chỉ cần cha hoặc mẹ hay người giám hộ đó ký đơn đồng ý và cung cấp giấy tờ yêu cầu.
Quý vị có thể tải đơn đồng ý ở đây
Hồ sơ xin thị thực Úc của trẻ dưới 18 tuổi phải bao gồm giấy tờ nhân thân (căn cước công dân hoặc hộ chiếu) của cha hoặc mẹ, cha và mẹ không cùng đi hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý cho trẻ được đến Úc.
Đơn đồng ý phải được chứng thực bởi chính quyền địa phương hoặc văn phòng công chứng ở Việt Nam (hoặc quốc gia có liên quan) xác nhận rằng họ đã kiểm tra thông tin cá nhân của người đồng ý và đơn đồng ý được ký trước sự hiện diện của cơ quan chức năng.
Lưu ý rằng theo Luật Việt Nam, kể cả trong trường hợp cha mẹ của trẻ đã ly hôn hay ly thân, mất liên lạc hay được tòa án tuyên bố mất tích thì đương đơn vẫn phải nộp đơn đồng ý cho trẻ đi Úc trừ khi có một quyết định cụ thể của tòa án cho phép trẻ xuất cảnh.
Trong trường hợp không cung cấp được những giấy tờ trên, Quý vị phải nộp quyết định của tòa án ở Úc hoặc Việt Nam cho phép trẻ được xuất cảnh.
Những trường hợp đến Úc với tư cách là đại diện của Chính phủ nước ngoài
Đại diện của Chính phủ đi công tác phải nộp hồ sơ xin Diện thị thực công tác ngắn hạn
Quý vị cần cung cấp bằng chứng cho việc dự định đến thăm Úc với tư cách đại diện cho Chính phủ bao gồm:
Trước khi nộp hồ sơ: Quý vị cần trả lời “Có” cho câu hỏi “Có phải đương đơn đi công tác với tư cách là đại diện của Chính phủ hoặc bằng Giấy thông hành của Liên Hợp Quốc không” tại mục Diện nhập cảnh đặc biệt
Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Úc xin thông báo rằng Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Úc không thể cung cấp “thư hỗ trợ” hoặc “giấy chứng nhận quốc tịch” cho trẻ có cha và mẹ mang quốc tịch Úc hay một người cha hoặc mẹ mang quốc tịch Úc và người cha hoặc mẹ còn lại có quốc tịch khác tại thời điểm trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán được biết rằng một số các cơ quan chức năng Việt Nam đã yêu cầu cha mẹ của những trẻ em này cung cấp “thư hỗ trợ” hoặc “giấy chứng nhận quốc tịch” để xin giấy khai sinh cho những trẻ em này.
Theo luật của Úc, trẻ em có một người cha hoặc mẹ là công dân Úc tại thời điểm được sinh ra ở ngoài nước Úc không mặc nhiên trở thành công dân Úc. Những trẻ em này phải nộp đơn xin Chính phủ Úc cấp Quốc tịch theo huyết thống và đợi đến khi có quyết định về quốc tịch.
Cứ qua mỗi đời Tổng thống, luật di trú Mỹ về nhập cư, nhập tịch đều có những thay đổi. Do vậy, khi Tổng thống Biden lên nhậm chức vào đầu năm 2021, cũng đã có những điều chỉnh nhằm đưa ra luật di trú mới của Mỹ. Thế nên, cập nhật và nắm bắt...
Bạn muốn làm thủ tục kết hôn với công dân Pháp, làm khai sinh con của công dân Pháp được sinh ra tại Việt Nam? Bạn muốn xin visa đi Pháp du học, du lịch, đoàn tụ vợ chồng? Bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích trên trang web này.
Bao lâu xin nhập quốc tịch Pháp?
Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Pháp thì người này có thể cư trú tại Pháp theo một số điều kiện nhất định.
Khi kết hôn với công dân Pháp, bạn có thể xin nhập quốc tịch Pháp khi đủ điều kiện:
Sau khi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển đơn bảo lãnh được chấp thuận cho National Visa Center (NVC).
National Visa Center trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ giữ đơn bảo lãnh được chấp thuận cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết để được cấp thị thực bởi nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài. Đơn bảo lãnh có thể được lưu giữ tại NVC trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm tùy theo diện bảo lãnh và tùy theo quê hương của đương đơn xin thị thực.
Ngày ưu tiên là ngày mà Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nhận được đơn bảo lãnh.
Ngày ưu tiên được ghi trên thư mang tên là Notice of Action mà USCIS gửi cho người bảo lãnh. Diện người thân trực hệ (người hôn phối của công dân Mỹ [IR-1, CR-1 hay K-3], con dưới 21 tuổi của công dân Mỹ [IR-2], cha mẹ của công dân Mỹ [IR-5]) và diện hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ (K-1) không có ngày ưu tiên vì không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa. Hầu như tất cả các diện khác đều có ngày ưu tiên.
Hàng tháng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đăng danh sách những ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết dưới tên
Nếu bạn đã sống ở Việt Nam tối thiểu từ 6 tháng trở lên và nếu bạn muốn bảo lãnh người thân trực hệ của bạn, tức những diện như CR1/IR1 (người hôn phối của công dân Mỹ), CR2/IR2 (con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ), hay IR5 (cha mẹ của công dân Mỹ), bạn có thể nộp đơn bảo lãnh I-130 cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM qua đường bưu điện hay bằng cách đích thân mang hồ sơ đến tận nơi. Tuy nhiên, ngoài đơn bảo lãnh I-130, bạn sẽ cần phải nộp mẫu bảo trợ tài chánh I-864 trong tương lai. Để có thể nộp mẫu bảo trợ tài chánh, bạn cần phải hoặc là cư trú ở Mỹ hoặc là có ý định trở về Mỹ cư trú ở thời điểm con bạn nhập cư vào Hoa Kỳ.
Nếu bạn không có ý định trở về Mỹ cư trú thì con bạn sẽ không thể nhập cư vào Mỹ với đơn bảo lãnh của bạn. Con bạn sẽ cần phải nộp đơn xin di dân theo diện thị thực khác.
Diện người thân trực hệ (IR) không có thành viên đi kèm. Diện cha mẹ của công dân Mỹ là diện IR-5. Do đó, họ không thể kèm theo những người con khác trong hồ sơ của họ, bất kể tuổi của những người con đó. Người công dân Mỹ đó có thể bảo lãnh cho anh chị em của mình, nhưng hồ sơ bảo lãnh anh chị em sẽ phải chờ lâu.
Nếu cha mẹ bạn là thường trú nhân Hoa Kỳ thì bạn phải độc thân cho đến khi bạn nhập cảnh vào Mỹ với thị thực di dân. Sau khi bạn trở thành thường trú nhân Mỹ, bạn có thể kết hôn mà vẫn giữ được qui chế thường trú nhân.
Nếu cha mẹ bạn là công dân Hoa Kỳ thì bạn có thể kết hôn. Tuy nhiên, diện của bạn sẽ chuyển từ F1 qua F3. Trong diện F3, người hôn phối và con của bạn có thể kèm trong đơn bảo lãnh.
Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) cấp thẻ xanh (I-551) trong nước Mỹ. Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không cấp thẻ xanh khác để thay thế. Thẻ xanh khác chỉ có thể xin ở trong nước Mỹ ở USCIS.
Nếu bạn ở ngoài Hoa Kỳ và thẻ xanh của bạn bị mất, bị mất hay bị ăn cắp và bạn không ở ngoài Hoa Kỳ quá 365 ngày (nếu bạn đã ở ngoài Hoa Kỳ quá một năm thì có thể bạn đã mất qui chế thường trú nhân), bạn có thể xin Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ cấp cho bạn thư lên máy bay để trở về Mỹ.
Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thể cấp cho con bạn thư lên máy bay nếu:
a) Bạn sanh con sau khi được cấp visa nhưng trước khi bạn đi Mỹ với visa đó.
b) Bạn là thường trú nhân Hoa Kỳ và bạn sanh con trong thời gian bạn tạm trú ở nước ngoài với điều kiện là con bạn dưới 2 tuổi và bạn chưa trở về Mỹ kể từ khi sanh xong.
Trong trường hợp cha của trẻ có quốc tịch Mỹ thì trước tiên bạn phải xem trẻ có thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước hay không.
Trong đa số trường hợp, những thường trú nhân ở ngoài Hoa Kỳ trên một năm sẽ mất qui chế thường trú nhân. Họ phải làm đơn để xin phép được nộp đơn xin visa thường trú nhân trở về Mỹ (SB-1), nhưng phải thuyết phục được nhân viên lãnh sự rằng lý do vắng mặt lâu ở Mỹ nằm ngoài sự kiểm soát của họ.
(Re-Entry Permit) chỉ được cấp bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ. Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể giúp bạn trong tiến trình xin giấy phép tái nhập cảnh.
Luật di trú của Hoa Kỳ không cho phép nhân viên lãnh sự cấp thị thực cho bất kỳ ai mà ngày ưu tiên chưa đến lượt được giải quyết. Khi ngày ưu tiên của bạn đến lượt được giải quyết, nhân viên lãnh sự sẽ xét xem
có thể áp dụng cho con bạn không. Nếu con bạn hội đủ điều kiện, cháu sẽ được cấp visa mặc dù quá 21 tuổi. Nếu con bạn không hội đủ điều kiện để được bảo vệ bởi Đạo luật CSPA và quá 21 tuổi trước ngày bạn phỏng vấn thì bạn sẽ cần phải nộp đơn bảo lãnh cho cháu theo diện F2B sau khi bạn di dân qua Mỹ và nhận được thẻ xanh. Đương đơn diện F2B phải độc thân cho đến khi nhập cảnh vào Mỹ.
Con độc thân dưới 21 tuổi của những đương đơn diện
có thể được hưởng phúc lợi về di trú từ đơn
và do đó có thể được cấp visa K2.
Công dân và thường trú nhân Mỹ làm việc ở nước ngoài cần phải khai thuế cho Sở thuế, khai báo lợi tức khắp nơi trên thế giới, mặc dù lợi tức nước ngoài không bị thuế Hoa Kỳ.
Bạn có thể khai thuế trễ hay khai thuế bổ sung. Sau đó, bạn nộp bản sao của giấy thuế khai trễ hay giấy thuế bổ sung. Khi nào mà bạn chưa khai thuế trễ hay khai thuế bổ sung của năm mà bạn cần phải khai thuế và khi nào mà Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ chưa nhận được bản sao của giấy thuế khai trễ hay giấy thuế bổ sung thì mẫu bảo trợ tài chánh vẫn bị xem là thiếu và Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể cấp visa.
Bạn phải nộp giấy thuế cá nhân. Nhân viên lãnh sự chỉ nhận giấy thuế cá nhân vì cá nhân bảo lãnh cho những đương đơn xin visa di dân chứ không phải cơ sở kinh doanh.
Với tư cách người bảo lãnh, bạn cần phải nộp mẫu
cho dù hiện tại bạn không có lợi tức nào cả. Trợ cấp xã hội của bạn có thể tính vào lợi tức của bạn. Nếu bạn không hội đủ điều kiện tài chánh thì bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè của bạn làm người đồng bảo trợ.