Cửa Khẩu Tại Đồng Tháp

Cửa Khẩu Tại Đồng Tháp

Cập nhật ngày: 07/04/2022 16:34:31

Đồng Tháp kiến nghị nâng cấp Cửa khẩu Mộc Rá thành Cửa khẩu chính

Cập nhật ngày: 16/11/2023 12:52:31

ĐTO - Sáng ngày 16/11, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu làm Trưởng đoàn công tác liên ngành của Bộ Công Thương đến làm việc với UBND tỉnh về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩch vực hoạt động thương mại biên giới.

Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu phát biểu tại buổi làm việc

Đồng Tháp có 7 cửa khẩu, trong đó 2 cửa khẩu quốc tế và 5 cửa khẩu phụ. Thời gian qua, hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới được tỉnh tạo điều kiện thông thoáng cho người dân, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới, cửa khẩu, giúp phát triển kinh - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các ngành chức năng và các địa phương biên giới kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Ông Nguyễn Văn Luận - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đạt 224 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022).

Ông Nguyễn Văn Luận - Phó Giám đốc Sở Công Thương báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thương mại biên giới

Tại buổi làm, UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 14 ngày 23/1/2018 về hoạt động thương mại biên giới. Tỉnh kiến nghị Bộ Ngoại giao phối hợp các bộ, ngành báo cáo Chính phủ sớm xem xét cho phép Cửa khẩu quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự) có chức năng quản lý đường bộ vì hiện là cửa khẩu quốc tế đường sông; nâng cấp Cửa khẩu Mộc Rá (TP Hồng Ngự) thành cửa khẩu chính, giúp thúc đẩy hoạt động thương mại đường bộ qua biên giới.

Đồng thời kiến nghị bộ, ngành Trung ương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Đồng Tháp được quảng bá, xúc tiến thương mại tại thị trường Campuchia để tăng cường xuất khẩu.

Buổi chiều cùng ngày, Đoàn công tác liên ngành đi khảo sát thực tế khu vực biên giới.

Khu Kinh tế Cửa khẩu (KKT) Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với quy mô 31.936 ha, bao gồm 11 xã, 3 phường, 2 thị trấn thuộc 3 huyện thị là thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng, thuộc toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, thuộc tỉnh Đồng Tháp. KKT Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với cửa khẩu quốc tế, là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trước hết là Campuchia. KKT Đồng Tháp có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng 5 cửa khẩu phụ là Sở Thượng, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú, Thông Bình. Nơi đây đang có 3 đô thị trung tâm của thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. 2 đô thị ở khu cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà đang được hình thành.

KKT Đồng Tháp nằm ở vị trí khá thuận lợi về đường giao thông. Về đường bộ, từ đây đến  Tp. Hồ Chí Minh khoảng 180km và đến PnomPenh (Campuchia) chỉ 100 km. Các trục đường như đường 312, quốc lộ 30, đường ĐT841 kết nối các cửa khẩu với Tp. Hồ Chí Minh, Campuchia… Giao thông đường thủy có sông Tiền thuận lợi để vận chuyển hàng hóa của Campuchia sang Việt Nam và đi ra Biển Đông qua cửa khẩu Thường Phước.

Hiện nay, rất nhiều hạng mục công trình của KKT Đồng Tháp đã được hoàn tất như: công trình đường số 2, đường số 3 ở khu cửa khẩu quốc tế Dinh Bà; hạ tầng khu bảo thuế cửa khẩu quốc tế Thường Phước, chợ Cả Sách, trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Dinh Bà… Vì thế mà bộ mặt của KKT Đồng Tháp đã định hình rõ nét, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư với rất nhiều chính sách ưu đãi như giải phóng mặt bằng, sử dụng đất. Đặc biệt, các chính sách thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… được giảm từ 30 đến 50% hoặc miễn thuế. Các khu phi thuế quan đã được hoàn thiện để thu hút giới đầu tư.

Những năm qua, nhu cầu trao đổi, mua bán của cư dân biên giới, kể cả phía bạn Campuchia, là rất lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị biên giới. Đồng Tháp cũng là thị trường tiêu thụ chủ yếu các mặt hàng nông sản do người dân Campuchia ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam sản xuất và nuôi trồng như: lúa gạo, đậu nành, đậu xanh, sắn lát, trâu, bò... Đặc biệt, sau vụ mùa và vào dịp lễ tết cổ truyền của Campuchia, số lượt người Campuchia sang mua sắm tại những điểm chợ trong Khu Kinh tế Cửa khẩu tăng hơn so với ngày thường, khoảng 300 lượt người/ngày.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới (đến cuối tháng 10/2012) là hơn 61 triệu USD. Hoạt động biên mậu qua các cửa khẩu giữa tỉnh Đồng Tháp và Prâyveng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng sôi động hơn. Các doanh nghiệp trong nước tích cực xúc tiến việc đưa hàng Việt Nam sang thị trường Campuchia bằng nhiều hình thức như tìm đầu mối tiêu thụ, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức... Năm 2012, tổng sản lượng điện bán sang Campuchia ước khoảng 23.307.479 kWh. Trong đó, sản lượng điện bán tại điểm cửa khẩu Dinh Bà đạt 23.077.248 kWh, tại cửa khẩu Thường Phước đạt 230.231 kWh.

Có tiềm năng lớn như vậy, nhưng để có thể thu hút nhà đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa khẩu cũng có những khó khăn nhất định, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Ông Nguyễn Vạn Lý, Phó Trưởng ban KKT Đồng Tháp bày tỏ: "Hiện nay, các nhà đầu tư đang gồng mình để có thể đứng vững được trước sức ép của khủng hoảng kinh tế, nên họ chưa thể tập trung thực hiện các dự án vào Khu Kinh tế Cửa khẩu dù biết rằng nơi đây có những điều kiện cự kỳ hấp dẫn. Tôi thấy rằng khi kinh tế thoát qua giai đoạn này thì việc họ quay lại đây chỉ là vấn đề thời gian”.

Trong năm 2013, tỉnh Đồng Tháp sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển thương mại biên giới bằng nhiều biện pháp như: triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại thị trường Campuchia, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, hội chợ triển lãm thương mại tại tỉnh Prâyveng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa... Đi cùng với đó tỉnh cũng sẽ tiếp tục triển khai các dự án đầu tư hạ tầng thương mại Khu Kinh tế Cửa khẩu, triển khai Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020./.

Ngày 10/1, tại cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp công bố Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 với quy mô gần 32.000ha.

Ngày 10/1, tại cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp công bố Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 với quy mô gần 32.000ha.

Phạm vi quy hoạch bao gồm 15 xã, phường gồm An Lộc, An Thịnh, An Lạc, Tân Hội, Bình Thạnh thuộc thị xã Hồng Ngự; Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Lạc, Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự; Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình và thị trấn Sa Rài thuộc huyện Tân Hồng. Trong khu kinh tế cửa khẩu có hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà; năm cửa khẩu phụ là Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú.Khu kinh tế cửa khẩu hiện có ba đô thị là trung tâm của thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng; đồng thời đang hình thành tiếp hai đô thị ở khu vực cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà.Dân số trong Khu kinh tế cửa khẩu trên 191.000 người và người dân trong tuổi lao động chiếm 55%.Lợi thế chính ở khu kinh tế cửa khẩu là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ thương mại qua lại biên giới. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là về vận chuyển đường thủy. Với hai hệ thống kênh Nguyễn Văn Tiếp và kênh Trung ương sẽ tạo điều kiện kết nối, thông thương hàng hóa cho nhân dân trong khu vực với Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các dự án đường bộ đang được triển khai sẽ tạo điều kiện giao thông thuận lợi và mang đến nhiều cơ hội hợp tác đầu tư. Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp-thương mại-đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng tại các cửa khẩu quốc tế cũng chính là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, gần nhất là với Campuchia. Tại hai đô thị cửa khẩu Dinh Bà và đô thị cửa khẩu Thường Phước có ba cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích 60ha. Ngoài ra, tại thị trấn Sa Rài và thị trấn Thường Thới, mỗi thị trấn có một cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (quy mô 35-45ha) sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ phụ phẩm nông nghiệp và các mặt hàng khác. Đồng Tháp đã có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khi đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt..