Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Học Phí

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Học Phí

Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục, thực hiện các dịch vụ về kiểm định chất lượng...

Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

HỆ THỐNG ĐANG BẢO TRÌ. XIN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN VUI LÒNG QUAY LẠI SAU.

HỆ THỐNG ĐANG BẢO TRÌ. XIN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN VUI LÒNG QUAY LẠI SAU.

Trung tâm GDQPAN ĐHQG-HCM là đơn vị giáo dục và nghiên cứu khoa học về GDQPAN cho sinh viên có quy mô lớn nhất nước với năng lực đào tạo hằng năm đạt gần 50.000 sinh viên.

LÝ DO CHỌN E-LEARNING CỦA TRƯỜNG

Tôi thích nhất ở chương trình này là không có giới hạn về mặt không gian và thời gian. Bạn có thể học bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Mặc dù công việc khá bận rộn nhưng tôi vẫn có thể tranh thủ mọi khoảng thời gian rảnh rỗi của mình như trên tàu điện ngầm, trên máy bay, buổi tối hoặc cuối tuần để học và làm bài tập. Đó chính là nét đẹp tuyệt vời của chương trình này!

© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

University of Economics Ho Chi Minh City

Mặt tiền trụ sở chính ở đường Nguyễn Đình Chiểu

Cơ sở A: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: University of Economics Ho Chi Minh City – UEH)[a], còn được gọi là Đại học UEH, là một đại học công lập đa ngành trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo,[9] nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia, thuộc nhóm hàng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế của Việt Nam; là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nổi danh là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cao cấp nhất ở các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

Năm 1976, trường được thành lập với tên gọi là Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.[10] Đến năm 1996, Trường Đại học Kinh tế (cũ) sáp nhập cùng với 2 đơn vị khác trở thành Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi cơ cấu, tách Trường Đại học Kinh tế ra thành trường độc lập và trở thành Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến tháng 10 năm 2021, ban lãnh đạo nhà trường quyết định tái cấu trúc, thành lập nhiều trường thành viên và phát triển theo hướng đại học đa ngành, đa lĩnh vực.[11] Kể từ tháng 10 năm 2023, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã được chính thức chuyển thành Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.[12]

Hiện nay trường đang hoạt động với 10 cơ sở giảng dạy chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, một phân hiệu tại Vĩnh Long, 3 ký túc xá sinh viên và một số khuôn viên trường khác. Trụ sở chính của trường hiện nay được đặt tại địa chỉ 59C đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua gần một nửa thế kỷ tồn tại, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, công viên chức phục vụ trong bộ máy nhà nước, nhiều doanh nhân thành đạt và nhiều chính trị gia, lãnh đạo chính phủ nổi tiếng, đáp ứng nguồn cung nhân lực chất lượng cao cho quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Trường thường được đánh giá là một trong những trường đại học chuyên ngành kinh tế - kinh doanh đứng đầu khu vực và thế giới theo nhiều tổ chức xếp hạng uy tín, chẳng hạn như QS,[13] Eduniversal[14] và U-Multirank.[15] Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều phong trào, chiến dịch tình nguyện, các hoạt động của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên và một loạt cuộc thi học thuật nổi tiếng trong cộng đồng sinh viên cả nước.[16] CYM Group - một câu lạc bộ học thuật của sinh viên trường, là nhóm sinh viên đầu tiên của Việt Nam thiết lập Kỷ lục Thế giới Guinness vào năm 2011.[17][18]

Phiên hiệu của trường được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1976 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Luật khoa (nay là Cơ sở A đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 của trường) thuộc Viện Đại học Sài Gòn và các Trường Đại học Kinh tế khác của miền Nam trước 1975, trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.[21] Ngày 23 tháng 11 năm 1976, khoá học đầu tiên của trường khai giảng.

Năm 1986, Khoa Triết - Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được tách thành Khoa Triết và Khoa Kinh tế. Trong đó, Khoa Kinh tế có chức năng đào tạo đại học, sau đại học và tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, đặc biệt ở chuyên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế học. Từ năm 1990, khoa đào tạo bậc cử nhân theo các chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại và Quản trị kinh doanh; đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Kinh tế học.

Cơ sở II của Trường Đại học Kế toán Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 10 năm 1988. Ngày 15 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập Trường Đại học Tài chính - Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài chính.[25] Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,[26] Sau đó, ngày 9 tháng 7 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9 tháng 7 năm 1996 thành lập Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị gồm Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ), Trường Đại học Tài chính – Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg,[28] thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện mục tiêu đào tạo, nghiên cứu và tư vấn của UEH tại Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 4 tháng 12 năm 2019, Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 4650/QĐ-BGDĐT[30] của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long. Phân hiệu đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020.

Tháng 10 năm 2015, UEH đã tổ chức khánh thành công trình cải tạo Cơ sở C tại số 91 Đường 3/2, Quận 10. Đây là cơ sở dành cho Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tại Thành phố Hồ Chí Minh.[31]

Cuối năm 2019, Cơ sở B1 tại 279 Nguyễn Tri Phương của trường đã được hoàn tất xây dựng, mở rộng khu giảng đường và văn phòng làm việc. Dự án là một tòa nhà hiện đại với 15 tầng nổi, 2 tầng hầm, 5 thang máy và cầu đi bộ kết nối với tòa nhà B2, xây dựng trên khu đất có diện tích là 1.015 m2. Công trình chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020.[32]

Tháng 1 năm 2021, dự án Cơ sở N - đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh chính thức đi vào hoạt động sau hơn 2 năm thi công. Cơ sở mới có diện tích quy hoạch 11.1 ha, với tòa nhà trung tâm cao 10 tầng, khu giảng đường 5 tầng và khu vực công viên, quảng trường lớn. Trong tương lai, dự án còn được xây thêm một khu ký túc xá cho sinh viên lưu trú.[33][34]

Trong năm 2021 và 2022, Nhà trường cũng đã mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất tại Cơ sở A 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3; Cơ sở H 1A Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận; và khánh thành Cơ sở D của Viện ISB tại 196 Trần Quang Khải, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Những cải tiến này là một phần của quá trình tái cơ cấu và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, nghiên cứu, cải tiến cơ sở vật chất của Nhà trường.[35][36]

Ngày 27 tháng 10 năm 2021, như một phần của lộ trình tái cấu trúc của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhà trường đã công bố đổi tên trường thành Đại học UEH - Đa ngành và Bền vững với 3 trường thành viên là Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; và Trường Công nghệ và thiết kế UEH.[11] Các trường thành viên được thành lập trên cơ sở hợp nhất các khoa cùng lĩnh vực:

Ngày 4 tháng 10 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1146/QĐ-TTg về việc chuyển đổi Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, chính thức đưa trường trở thành cơ sở giáo dục đại học thứ 7 tại Việt Nam hoạt động theo mô hình "đại học đa ngành, đa lĩnh vực", đồng nhất và hội nhập với hệ thống các đại học tiên tiến trên thế giới.[39][40]

Đại học Kinh tế đang hoạt động với 10 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh:[7]

Khách sạn UEH tại Cơ sơ V được thành lập năm 2020 trên cơ sở chuyển đổi từ Nhà khách UEH của trường, đạt tiêu chuẩn tương đương 3 sao, với mục đích học thuật là giúp sinh viên các ngành du lịch, khách sạn thực hành kiến thức nghề nghiệp. Khách sạn có 35 phòng ngủ, được xây dựng trên diện tích 500 m2, với 1 tầng trệt và 3 lầu. Khách sạn đủ điều kiện và tiêu chuẩn để thực hiện các hoạt động lễ tân, đón tiếp, phục vụ lưu trú cho các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến thăm, làm việc, nghiên cứu tại trường.[46]

Để thuận tiện cho việc di chuyển của người học giữa các cơ sở, từ tháng 2 năm 2022, trường chính thức triển khai dịch vụ xe buýt nhanh mang tên UEH Shuttle Bus, chuyên phục vụ cho cả cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường. Dịch vụ hỗ trợ việc di chuyển giữa các cơ sở A, B, N và các ký túc xá, mỗi ngày 10 chuyến, vé xe được đặt trước thông qua ứng dụng trên thiết bị di động. Đây là trường đại học đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh mở dịch vụ này.[47]

Từ cuối năm 2019, UEH sáp nhập và quản lý Phân hiệu UEH tại Vĩnh Long, tại địa chỉ 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long.[48][49]

Nhà trường cũng đang chuẩn bị khởi động dự án Phân hiệu UEH tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.[50]

Trường hiện đang có 2 thư viện, được đặt tại các Cơ sở B và N, với tổng sức chứa của phòng đọc là hơn 1000 chỗ ngồi. Thư viện thông minh UEH tại Cơ sở B gồm 15 phòng đọc với tổng diện tích là 1.315 m². Hiện nay, tổng số sách được lưu trữ tại Thư viện là 398.000 đầu sách thuộc các lĩnh vực kinh tế, trong đó có 600 đầu sách đến từ Harvard. Đồng thời thư viện kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà xuất bản các trường đại học như: Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Đại học Harvard, v.v. Đây là một thư viện chuyển đổi số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động hóa trong tất cả các khâu. Người dùng có thể tìm sách, mượn sách đặt phòng với 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet.[51]

Không gian bên trong thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại, trang bị nhiều camera, cảm biến điện tử và thiết bị thu thập thông tin khác như bụi mịn, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn và cường độ ánh sáng. Nhờ ứng dụng công nghệ IoT, các thông số như số lượng người đang tập trung ở trong thư viện, chất lượng không khí được hệ thống thu thập để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.[52] Trường còn tòa 1 thư viện riêng đặt tại khuôn viên Cơ sở N đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng.

Trường có 2 ký túc xá tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là 6.376 m², gồm 227 phòng, sức chứa xấp xỉ 1.600 sinh viên (3,8 m²/sinh viên):[53]

Phân hiệu UEH tại Vĩnh Long quản lý 1 ký túc xá tại địa chỉ 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, với tổng sức chứa 414 sinh viên.[53]

Năm 2022, UEH có gần 800 giảng viên. Trong đó, có 25 giáo sư, 53 phó giáo sư, 175 tiến sĩ, 335 thạc sĩ, 126 giảng viên cao cấp và 150 chuyên gia người nước ngoài. Trường có 7 cá nhân là nhà giáo nhân dân và 35 nhà giáo ưu tú.[57]

Hiện nay, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thành các trường trực thuộc, phân viện và phân hiệu sau:[58]

Trường hiện đào tạo 13 ngành bậc Cử nhân: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Tài chính quốc tế, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị khách sạn, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý bệnh viện và 04 ngành bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán.

Tổ chức: Hiệu trưởng là PGS. TS. Phạm Khánh Nam, Phó Hiệu trưởng là TS. Trần Thị Tuấn Anh

Trường đào tạo 12 ngành bậc Cử nhân: Kinh tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Chính trị, Bất động sản, Tài chính công, Quản lý Thuế, Quản trị Hải quan & Ngoại thương, Quản trị nhân lực, Quản lý công, Kinh doanh nông nghiệp, Luật, Luật Kinh tế; 08 ngành bậc Thạc sĩ: Quản trị nhân lực, Quản lý kinh tế, Kinh tế Chính trị, Tài chính công, Quản lý công, Chính sách công, Luật Hiến pháp & Luật Hành chính, Luật Kinh tế; và 04 ngành bậc Tiến sĩ: Kinh tế phát triển, Kinh tế Chính trị, Tài chính công, Luật Kinh tế.

Tổ chức: Quyền Hiệu trưởng là GS. TS. Sử Đình Thành, Hiệu trưởng danh dự là TS. Park Young June (Hàn Quốc), Phó Hiệu trưởng là PGS. TS. Trịnh Thùy Anh và TS. Thái Kim Phụng.

Trường đào tạo 08 ngành bậc Cử nhân: Toán Kinh tế, Thống kê Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học dữ liệu, Kiến trúc và thiết kế Đô thị thông minh, Công nghệ & Đổi mới sáng tạo; 05 ngành bậc Thạc sĩ: Toán Kinh tế, Thống kê Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Toán ứng dụng, Quản lý đô thị thông minh & sáng tạo; và 01 ngành bậc Tiến sĩ: Thống kê.

Tổ chức: Giám đốc là PGS. TS. Bùi Quang Hùng và Phó Giám đốc thường trực là ThS. Nguyễn Thị Thý Liễu.

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến không chỉ là nơi đào tạo các doanh nhân thành đạt, mà còn là môi trường mang lại cho sinh viên những kỹ năng sống, những hoạt động thiết thực, khẳng định bản thân và phát triển tài năng. UEH nổi tiếng là một trong những trường đại học có những phong trào hoạt động Đoàn – Hội mạnh nhất trong cả nước. Các hoạt động thường niên như Hội thao cấp trường, cấp ký túc xá, khoa, viện, Hội diễn văn nghệ, Hoạt động Nối vòng tay lớn, Sức trẻ Kinh tế, Phong trào Mùa hè xanh, và nhiều cuộc thi học thuật nổi tiếng trong cộng đồng sinh viên cả nước.[16]

Hằng năm, nhà trường tổ chức chương trình Nối vòng tay lớn để chào đón các tân sinh viên. Chương trình được chia hai phần Ngày hội và Đêm hội với các gian hàng của khoa/ký túc xá, Câu lạc bộ/Đội/Nhóm sinh viên trực thuộc tổ chức hoạt động giới thiệu truyền thống, lịch sử hoạt động của mình đến tân sinh viên thông qua các trò chơi và các tiết mục văn nghệ.

Một sự kiện truyền thống thường niên khác nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là Sức trẻ kinh tế (UEH Youth Festival).[60] Đây là sự kiện văn hóa nổi bật của Trường, cung cấp môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các sinh viên. Các hoạt động bao gồm ngày hội và đêm hội với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và gian hàng ẩm thực.[61][62]

Ngày 24 và 25 tháng 2 năm 2022, Hội Sinh viên UEH đã tổ chức Ngày hội Sinh viên 5 tốt với mục đích tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu và khám phá về danh hiệu "Sinh viên 5 tốt", góp phần thúc đẩy phong trào Sinh viên 5 tốt của Hội Sinh viên Việt Nam.[63]

UEH tổ chức một số cuộc thi học thuật cho sinh viên trong và ngoài trường. Bên cạnh những cuộc thi thường niên, trường cũng thường xuyên tổ chức cuộc thi mới để đáp ứng nhu cầu hội nhập và sự biến động của nền kinh tế. Nhà trường đã được đánh giá rất cao cho những nỗ lực đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và tiên phong trong hội nhập.[64]

Các cuộc thi nổi bật bao gồm Cuộc thi Olympic các môn khoa học Marx-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cuộc thi CPA tiềm năng,[65][66] Tìm kiếm CEO tương lai,[67][68] Kiến thức thuế – Vận dụng trong kinh doanh,[69][70] Bản lĩnh Giám đốc tài chính CFO,[71][72] ... đã và đang thu hút rất nhiều thí sinh tham dự.

Hằng năm, UEH triển khai các chương trình tình nguyện và công tác xã hội dưới sự chỉ đạo của Đoàn Thanh niên và Khoa, Viện. Chiến dịch Hiến máu tình nguyện được biết đến như là hoạt động thiện nguyện nổi bật nhất của trường. Hàng năm, Hội Sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đều tổ chức Tuần lễ hiến máu tình nguyện thu hút được nhiều sinh viên tham gia, đồng thời gây quỹ học bổng Điểm sáng Tương lai của Hội Sinh viên trường dành cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.[73][74]

Hằng năm, Đoàn - Hội các Khoa thường tổ chức các chiến dịch tình nguyện như Vui hội trăng rằm, nằm trong chuỗi hoạt động Chiến dịch Tình nguyện Sinh viên Kinh tế diễn ra vào mùa hè, với mục tiêu mang đến cho trẻ em nhỏ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa một mùa Tết Trung Thu trọn vẹn.[75][76]

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm với những vị khách mời chuyên môn cao cho sinh viên tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ những doanh nhân, nhà đầu tư thành công.[77][78] Bên cạnh đó, các cuộc thi tài năng như Hoa khôi UEH, Miss and Mr UEH thu hút rất nhiều sinh viên tham dự.

Một chương trình được thành lập năm 2016, bởi những cựu sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mang tên UEH Mentoring, với mục đích giúp đỡ cho hàng nghìn sinh viên trên khắp Việt Nam. UEH Mentoring thực hiện nhiệm vụ là tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, cung cấp kinh nghiệm cần thiết để phát triển bản thân. Chương trình tạo ra một môi trường tích cực gồm các nhà cố vấn và người được cố vấn, với các hoạt động giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần có đến các sinh viên. Đồng thời, các cựu sinh viên cũng có thể kết nối, giúp đỡ những người đang đi học hoặc mới ra trường.[79][80] Từ năm 2022, Chương trình Vietnam Alumni Mentoring (VAM) hoạt động dưới sự bảo trợ của Cộng đồng Cựu sinh viên Kinh tế (UEH Alumni) và sự hỗ trợ của Your Study Support.[81]

Ngày 17 tháng 11 năm 2022, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác với Sân khấu Kịch Hồng Vân, dưới sự dẫn dắt của NSND Hồng Vân ra mắt sân khấu kịch học đường UEH Theatre, với hoạt động đầu tiên là vở kịch "Quyền lực và tình yêu", đã diễn ra vào tối 20 tháng 11.[82] Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động lan tỏa và truyền cảm hứng nghệ thuật trên cơ sở phát huy thế mạnh của hai bên. Dự án được NSND Hồng Vân ấp ủ với mong muốn học sinh, sinh viên có một mô hình sân khấu kịch học đường, nhằm tạo nên một thế hệ người trẻ văn minh, tri thức, biết thưởng thức và trân trọng các giá trị nghệ thuật. Theo Nghệ sĩ Hồng Vân, UEH Theatre ngoài trình việc diễn các vở diễn còn triển khai các khóa đào tạo nghệ thuật ngắn hạn. Đồng hành cùng trong dự án còn có Nghệ sĩ Hoàng Sơn, Ốc Thanh Vân, Ngọc Tưởng, Kim Huyền, Quốc Thuận, đạo diễn Thanh Hiệp,... Không chỉ tham gia diễn, họ còn hỗ trợ dìu dắt học trò trong các khóa dạy đài từ, hóa trang.[83]

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là đại học đầu ngành về khối kinh tế, kinh doanh và quản lý của Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam nói riêng. Đây là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao và là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý, đầu tư phát triển cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Nhóm các nhà nghiên cứu của trường đã và đang nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh thành phía Nam và đã đạt được những thành tựu nhất định.[84]

Năm 2022, Tổ chức xếp hạng U-Multirank công bố kết quả đánh giá bao gồm tỉ lệ trích dẫn, số lượng công bố quốc tế cùng với đồng tác giả quốc tế của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đạt điểm A và trường được đánh giá là "Đại học Tốt nhất Việt Nam" và nằm trong top 66 đại học hàng đầu châu Á, trong số 467 trường được xếp hạng.[85][86]

Tạp chí JABES, trước đây là tạp chí Phát triển Kinh tế với ấn phẩm tiếng Việt đầu tiên xuất bản năm 1990. Ấn phẩm tiếng Anh đầu tiên xuất bản năm 1994 với tên gọi Economic Development Review, sau đó đổi thành Journal of Economic Development từ năm 2012. Kể từ tháng 1 năm 2018, tạp chí chính thức đổi tên thành Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á (Journal of Asian Business and Economic Studies - JABES), bao gồm hai phiên bản: tiếng Việt (JABES-V) và tiếng Anh (JABES-E). JABES-V xuất bản 12 số mỗi năm, được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm cao nhất trong các tạp chí xuất bản tại Việt Nam. JABES-E xuất bản 4 số mỗi năm trên hệ thống Nhà xuất bản Emerald từ tháng 5 năm 2018. Đây cũng là tạp chí khối kinh tế và khoa học xã hội - nhân văn đầu tiên của Việt Nam được liệt kê vào danh mục trích dẫn ESCI và Scopus.[87][88]

UEH được biết đến là một trường đại học có nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên và hoạt động tích cực trong thành phố. Hiện nay, UEH có khoảng 30 câu lạc bộ, đội, nhóm, từ các lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, sở thích/năng khiếu, đến các câu lạc bộ học tập, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên.[89][90]

Ngày 25 tháng 9 năm 2011, Câu lạc bộ Kỹ năng Tư duy (CYM Group) của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Đỗ Kiên Trung,[91] đã xác lập Kỷ lục Thế giới Guinness về "bức tranh ghép hình nhiều mảnh nhất thế giới".[17] Bức tranh ghép mô tả một bông hoa sen với sáu cánh đại diện cho sáu lĩnh vực kiến thức, được thể hiện bằng phương pháp sơ đồ tư duy. Kích thước bức tranh là 14.85 x 23.20 m, diện tích phần ghép bằng tay là 345 m2, bao gồm 551.232 mảnh ghép, kích thước mỗi mảnh là 2,5x2,5 cm. Công trình được thực hiện bởi hơn 1.600 sinh viên trong 17 giờ và đã phá Kỷ lục Guinness trước đó là 212.323 mảnh, được lập bởi Singapore vào năm 2002. Đồng thời, bức tranh cũng phá kỷ lục về tổng diện tích của bức tranh bản đồ tư duy lớn nhất thế giới, với tổng diện tích là 660 m2, vượt qua kỷ lục của Trung Quốc thiết lập vào năm 2010 là 600 m2.[18][92][93]

Các chương trình liên kết quốc tế, học tập tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cấp bằng của trường đại học nước ngoài.[94]

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng nhà trường:[100]

Vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế:[104]

Từ ngày 10 đến 25 tháng 6 năm 1989 xảy ra sự cố xô xát giữa tự vệ phường Nguyễn Cư Trinh với sinh viên ở Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo tại Quận 1, xuất phát từ một vụ va quẹt xe. Khi hay tin sinh viên cùng trường là người va quẹt xe bị tự vệ của phường đánh, 200 sinh viên trường đã kéo đến trụ sở phường, sau đó hai bên xảy ra xô xát. Vào ngày hôm sau 11 tháng 6, sinh viên viết văn bản kiến nghị chính quyền giải quyết vụ đánh sinh viên.

Năm 2017, một giảng viên của trường đã đăng tải trên Facebook cá nhân và group Tư vấn tuyển sinh UEH-K43 những bài viết mang tính chất chê bai, hạ nhục các trường Đại học đào tạo về lĩnh vực Kinh tế lân cận (cụ thể là trường Đại học Ngoại thương và Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM cùng 1 số trường Đại học tư thục khác). Chuỗi bài viết và bình luận của giảng viên này đã gây ra sự phẫn nộ và kích động cho hàng ngàn sinh viên ở các trường Đại học được nhắc tên. Sau khi tiến hành điều tra, nhà trường xác nhận Facebook đăng tải các bài viết đúng là của giảng viên UEH và đăng tải thông cáo báo chí, yêu cầu giảng viên trực tiếp xin lỗi các đối tượng liên quan, đồng thời cho biết sẽ có các phương án kỷ luật nội bộ đối với giảng viên này về việc đăng tải các thông tin chưa được kiểm chứng với lời lẽ kích động, gây tranh cãi[112]

Năm 2018, một giảng viên trẻ của nhà trường đã bị tố cáo có những hành vi không đứng đắn với sinh viên và bị nghi ngờ sửa điểm nhiều bài thi. Tuy nhiên, các điều tra sau đó chứng minh rằng giảng viên trên chấm sai cơ cấu điểm của bài thi. Nhà trường đã ra quyết định kỷ luật giảng viên này với hình thức kỷ luật là cảnh cáo 12 tháng vì vi phạm về tác phong, lời nói, hành động không phù hợp với môi trường giáo dục.[113][114]

Ngày 10 tháng 10 năm 2021, Ký túc xá 43-45 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5 đã xảy ra vụ cháy tại một phòng ở tầng 4. Vào thời điểm cháy, chỉ có 60 sinh viên ở tại đây, do trong thời gian giãn cách xã hội của Đại dịch COVID-19. Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng có thiệt hại về một số tài sản trong phòng.[115][116]

Những nhân vật nổi bật từng học tập tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:[117]

HỆ THỐNG ĐANG BẢO TRÌ. XIN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN VUI LÒNG QUAY LẠI SAU.

Ho Chi Minh City Open University

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Open University, viết tắt là HCMCOU hoặc OU) là một trường đại học công lập đa ngành tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.[2]

Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí.

Được thành lập vào năm 1990 và trở thành trường đại học công lập từ năm 2006. Đến nay, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực đào tạo từ xa khu vực phía Nam và là một trong những trường đại học tiên phong tại Việt Nam triển khai phương thức đào tạo trực tuyến.[3]

Gần 3 thập kỷ qua, Nhà trường không ngừng cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác chất lượng trên thế giới. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều Trường và tổ chức giáo dục danh tiếng như:[3]

- Hội đồng Quốc tế về Đào tạo theo phương thức Mở và hình thức từ xa (ICDE)

- Hiệp hội các Trường Đại học Mở Châu Á (AAOU)

- Trung tâm đào tạo Mở khu vực trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO SEAMOLEC)

- Trường HAMK University of Applied Science (Phần Lan)

- Hệ thống Đại học ASEAN (The ASEAN University Network) (AUN)

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thành lập được 30 năm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Ngày 15 tháng 6 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 451/TCCB về việc thành lập Viện Đào tạo mở rộng trực thuộc Trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy nghề, là tiền thân của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.[4]

Với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu học tập của xã hội, ngày 26 tháng 7 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện Đào tạo mở rộng TP. Hồ Chí Minh, với chức năng là đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh,... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.[4]

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg chuyển loại hình một số trường đại học và cao đẳng bán công, dân lập [5]. Theo quyết định này, Trường Đại học Mở bán công TPHCM được chuyển sang thành trường đại học công lập và có tên gọi là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.[6]

Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung:

1. Về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

4. Về chính sách học bổng, học phí.

7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 và các văn bản khác có liên quan.[6]

Thông qua các hình thức đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, tại chỗ và các điểm vệ tinh thực hiện đào tạo theo các chương trình: Đào tạo sau Đại học (Cao học), Đào tạo đại học (cấp bằng kỹ sư, cử nhân đại học), Cao đẳng (cấp bằng cử nhân cao đẳng), Trung cấp chuyên nghiệp, Bồi dưỡng nâng cao trình độ và đổi mới kiến thức (cấp chứng chỉ). Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phổ biến thông tin khoa học – kỹ thuật, truyền bá và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế. Các chương trình, nội dung đào tạo phong phú, đa cấp phù hợp với nhu cầu xã hội: người học có thể lấy văn bằng đại học - sau đại học, văn bằng nghề hoặc chứng chỉ cập nhật kiến thức. Phương châm gắn nhà trường với xã hội; học gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trường áp dụng đào tạo theo phương thức tín chỉ tạo cơ hội rút ngắn quá trình học tập cho sinh viên.

Ngày 12 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015–2017.[7]

Có người bảo cái tên "Mở" bắt nguồn từ lịch sử hình thành trường. Lúc đó, khi chỉ mới có các trường truyền thống "công lập" thì ngành Giáo dục quyết định thử nghiệm xây dựng trường đại học đào tạo mở, tự hạch toán.

Có người lại nói rằng Đại học Mở TPHCM là lá cờ tiên phong trong lĩnh vực đào tạo từ xa, là một trong những trường đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Vì vậy, nó có tên là "Mở". "Mở" ý là không gian học tập được rộng mở, bạn có thể theo học chương trình của trường bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào.

Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân[8], và công văn số 5901/BGDĐT-KHTC ngày 17 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai năm học 2014-2015[9].

Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 11 khoa với các hệ đào tạo: đại học chính quy, đại học chính quy chất lượng cao và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).[10]