Học Tiếng Anh Những Từ Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu Học

Học Tiếng Anh Những Từ Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu Học

Tự học tiếng Đức A1 đơn giản cho người mới bắt đầu

Làm quen với các kiến thức ngữ pháp cơ bản

Sau khi đã học xong bảng chữ cái, bạn sẽ tiếp tục đoạn đường chinh phục các kiến thức từ vựng, ngữ pháp cơ bản. Trong đó, phần từ vựng chỉ khoảng 300-400 từ, đây hầu hết là các từ đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ nên sẽ không làm khó bạn. Về ngữ pháp, chương trình tiếng Đức A1 bao gồm các phần sau:

- Các dạng động từ, danh từ, tính từ

- Các thì quá khứ, hiện tại, tương lai

- Chia động từ (trong đó có nhiều từ không theo quy tắc, bắt buộc bạn phải học thuộc)

- Mạo từ (gồm mạo từ xác định và mạo từ không xác định)

Ngoài ra, các bạn còn được học về cách đếm số trong tiếng Đức. Đây là một phần khá khoai nên các bạn cần lưu ý nhé.

Bạn sẽ được làm quen với các kiến thức cơ bản

II. Các bước cần chuẩn bị khi bắt đầu học tiếng Đức

Đối với ai cũng vậy, khi bắt đầu tiếp xúc với một ngôn ngữ cần phải có sự chuẩn bị nhất định để việc học diễn ra thuận lợi nhất. Ở đây, bạn đã xác định được mục tiêu là phải chinh phục được trình độ tiếng Đức A1. Hãy cùng Decamy phân tích xem bạn còn phải chuẩn bị thêm gì nữa nhé.

Việc chuẩn bị các tài liệu học tập là điều không thể thiếu khi bắt đầu học một ngoại ngữ. Nó sẽ là người bạn đồng hành của bạn trong suốt quá trình học. Decamy xin phép giới thiệu với các bạn một vài giáo trình hữu ích cho việc học tiếng Đức sơ cấp như sau:

- Giáo trình trình độ A1-B1 Studio 21: giúp bạn ôn luyện cả 4 kỹ năng ở mức độ cơ bản.

- Grammatik Aktiv A1-B1: chủ yếu tập trung vào ngữ pháp, các cấu trúc được sắp xếp, trình bày khoa học, dễ hiểu.

- A Grammatik: thuộc bộ sách A-B-C Grammatik: được viết hoàn toàn bằng tiếng Đức giảng dạy về các chủ điểm ngữ pháp trong tiếng Đức.

Chuẩn bị tài liệu học là một khâu rất quan trọng

Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số trang web dạy tiếng Đức uy tín với nguồn tài liệu được đăng tải miễn phí, bạn có thể truy cập vào mà không mất phí như:

- Decamy: nền tảng dạy tiếng Đức hàng đầu Việt Nam với kho tài liệu khổng lồ từ từ vựng, ngữ pháp đến các dạng đề thi được sắp xếp linh hoạt, dễ tìm.

- Deutsch Welle: nơi đăng tải miễn phí các video, podcast và clip dạy phát âm cho học viên.

- Deutsch Akademie: cho phép bạn sử dụng hơn 20000 bài tập ngữ pháp và từ vựng mà không mất bất kỳ chi phí nào.

Bạn có thể tìm tài liệu miễn phí trên các trang web

Trước khi đi vào học từ mới hay luyện nghe nói đọc viết thì bạn phải làm quen với bảng chữ cái tiếng Đức. Một điều khá may mắn cho các bạn học tiếng Đức là bảng chữ cái tiếng Đức khá giống với bảng chữ cái tiếng Anh-đây cũng chính là bảng chữ cái vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Bảng chữ cái tiếng Đức gồm 30 ký tự: 26 ký tự giống tiếng Anh và thêm 4 ký tự ä, ü, ö, ß. Vì vậy bạn chỉ cần học thêm cách dùng của 4 ký tự mới này để sử dụng trong một vài trường hợp nhất định là được.

III. Bí quyết ôn luyện tiếng Đức A1 hiệu quả

Nhìn chung thì trình độ sơ cấp tiếng Đức khá đơn giản, nhưng nếu có một phương pháp học tập hợp lý thì việc ôn luyện sẽ còn dễ dàng hơn nữa. Sau đây, Decamy sẽ giới thiệu cho các bạn một vài bí quyết hay ho trong việc học tiếng Đức cơ bản nhé.

Với những ai đã từng học tiếng Anh thì chắc cũng có cho mình một vài mẹo vặt để nhớ từ mới nhanh chóng và lâu quên rồi đúng không? Thật ra thì học từ mới tiếng Đức cũng giống như học từ mới tiếng Anh. Các bạn hãy áp dụng các phương pháp học tiếng Anh vào việc học tiếng Đức. Ví dụ như chép đi chép lại từ mới từ 10-30 lần tùy mức độ nhớ của bạn, viết từ mới vào giấy nhớ rồi dán khắp nơi trong nhà, hay chia nhỏ từ vựng thành các chủ đề, mỗi ngày dành ra 5-10 phút học lấy khoảng 10 từ…Đây đều là những cách đơn giản, ai cũng có thể làm theo để tích lũy vốn từ vựng tiếng Đức cho mình. Vì lượng từ vựng cấp độ A1 không quá nhiều nên mình nghĩ, chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ chinh phục hết tất cả các từ vựng sơ cấp thôi.

Các từ vựng A1 khá đơn giản, dễ thuộc

Ngữ pháp thì hơi khó hơn từ vựng một chút. Bạn cần phải có quyết tâm cao độ, bố trí không gian học tập nghiêm túc, thoải mái, đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc với bài học thường xuyên bằng cách note vào giấy nhớ, dán vào cửa, tủ lạnh, đầu giường…bất cứ nơi nào bạn dễ nhìn thấy nhất.

Để học ngữ pháp hiệu quả cần có thái độ quyết tâm

Ngoài ra, vào thời gian rảnh, các bạn hãy tìm các tài liệu, bài báo tiếng Đức để nâng cao khả năng đọc hiểu tiếng Đức nữa nha.

Đây là hai kỹ năng không thể thiếu để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Đức cơ bản của bạn. Hãy luyện nghe tiếng Đức thường xuyên, mọi lúc mọi nơi đồng thời trong lúc nghe bạn cũng nên suy luận, đoán nghĩa của từ và đại khái nội dung của đoạn video vừa nghe. Hãy dừng video sau mỗi câu và tập nói theo họ, điều này sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Cách bắt chước người bản xứ này rất quan trọng cho cả luyện nghe và luyện nói, bởi khi phát âm đúng thì bạn sẽ nghe tốt hơn.Vì khi phát âm sai, bạn sẽ vô tình mặc định từ đó sẽ phát âm như vậy, sau này khi nghe người ta phát âm đúng bạn sẽ không nhận ra được đâu.

Nghe nói tốt sẽ giúp bạn giao tiếp trôi chảy hơn

Khi mới bắt đầu học ngôn ngữ, bạn sẽ không khỏi cảm thấy khó khăn, muốn bỏ cuộc. Những lúc như vậy hãy nghĩ lại lý do tại sao bạn lại quyết định chọn ngôn ngữ này và những cơ hội, thành quả bạn có thể đạt được khi sử dụng thành thạo nó nhé. Chỉ cần có động lực cùng sự kiên trì, mình tin rằng bạn sẽ sớm chinh phục được tiếng Đức thôi.

Và khi đã hoàn thành chương trình A1, tiếp tục học lên các trình độ cao hơn cho mục đích lớn hơn như đi du học ở Đức, các bạn hãy liên hệ với IcoEuro để được giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn lộ trình học sao cho hiệu quả nhất nhé, chúng mình sẽ nhiệt tình trả lời câu hỏi của các bạn.

Viết đoạn văn tiếng Anh là một trong những cách phổ biến giúp người học cải thiện được khả năng ngoại ngữ của mình một cách nhanh chóng. Khi viết đoạn văn tiếng Anh, bạn có thể học được các từ mới, cách sử dụng từ vựng, củng cố các cấu trúc ngữ pháp đã được học, cách sắp xếp và triển khai ý tưởng,…. hay còn gọi chung là kỹ năng Writing. Tuy nhiên, đây là kỹ năng mà hiếm khi ta được học ở trường. Vì vậy, ở bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách viết đoạn văn tiếng Anh đơn giản và dễ nhớ cho người mới bắt đầu.

Muốn viết một đoạn văn tiếng Anh hay, rõ ràng mạch lạc, bạn cần nắm vững những thành phần trong đoạn văn. Cụ thể, trong một đoạn văn hoàn chỉnh, người học cần viết đầy đủ câu chủ đề (topic sentence), các câu hỗ trợ nhằm triển khai ý tưởng, và câu kết luận.

Câu chủ đề thông thường có 2 phần, gồm chủ đề (topic) và ý chính (controlling idea).

Câu chủ đề có thể nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu học viết, các bạn nên đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn để dễ triển khai ý tưởng, tránh được các lỗi diễn đạt lan man, lạc đề. Phần ý tưởng chủ đạo là phần giới hạn nội dung của đoạn văn, dẫn người đọc tới nội dung bạn muốn truyền tải, cho người đọc biết rằng đoạn văn chỉ nói đến một trong những khía cạnh của cả bài viết.

Sau khi viết được câu chủ đề, ta mới bắt đầu đi triển khai ý và củng cố luận ý ta vừa đưa ra bằng cách viết những câu hỗ trợ. Các câu này nhằm giải thích, bổ sung thêm hoặc đưa ra các ví dụ minh họa để người đọc hiểu rõ hơn về ý tưởng của người viết và giúp đoạn văn trở nên chặt chẽ hơn. Người viết có thể viết các câu để trả lời cho các từ để hỏi như What, Why, How, When, Where,…

Tuy nhiên, người viết cần lưu ý rằng những câu văn này cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định, một cách hợp lý thì ta mới có được một đoạn văn hoàn chỉnh và đầy đủ nội dung.

Đây là câu cuối cùng của đoạn văn, nhằm diễn đạt lại câu chủ đề theo một cách viết khác, hoặc nhấn mạnh lại ý chính của cả đoạn văn. Mặc dù vậy, đối với những bạn mới tập viết và luyện kỹ năng Writing, có nhiều trường hợp không bắt buộc cần đến câu kết luận, ta có thể chuyển sang đoạn tiếp theo hoặc đoạn kết bài.