Khai Báo Hải Quan Hàng Nhập Khẩu

Khai Báo Hải Quan Hàng Nhập Khẩu

Khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa của mình lưu thông trong nước. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ “quy trình” khai báo hải quan để nhanh chóng có hàng vận hành các hoạt động phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.

IV. Thời gian nộp tờ khai hải quan

Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định rõ ràng. Hàng hoá xuất khẩu sẽ có thời gian khác so với hàng hoá nhập khẩu. Cụ thể như sau:

Thời hạn nộp tờ khai hải quan cho hàng hóa xuất khẩu:

Thời hạn nộp tờ khai hải quan cho hàng hóa nhập khẩu: Thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Thời hạn nộp tờ khai hải quan đủ để cơ quan hải quan kiểm tra, xử lý và quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Vì thế, cần  tuân thủ quy định này để tránh các vấn đề phát sinh.

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Đăng ký kiểm tra chuyên ngành là thủ tục bắt buộc phải làm nếu như lô hàng của bạn có tên trong danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành. Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, tức là Arrival Notice, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy này từ hãng vận chuyển khoảng 2 trước ngày khi tàu đến cảng.

Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Đây chính là công đoạn cuối cùng mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến hải quan và cả nộp thuế. Lúc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:

- Thuê phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về.

- Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.

Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của Cảng để trình các giấy tờ như D/O, giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,... Nhân vên sẽ lên hoá đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí cần thiết.

Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu ER tức phiếu giao nhận mà thôi. Sau đó, chỉ việc bốc xếp hàng lên xe và chở về kho bảo quản.

Những lưu ý khi làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu

- Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu nhiều hàng hơn phải dùng nhiều tờ khai và chúng được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai.

-Trị giá tính thuế. Nếu như người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng kí tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế. giống nhau. Còn nếu như làm thủ tục tỏng 2 ngày có tỉ giá khác nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại, thực chất là gọi lại IDA.

- Thuế suất. Khi người khai sử dụng IDA, hệ thống sẽ tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào.

- Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. Đây là điều doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo lợi ích cho mình khi tiến hành khai báo trên hệ thống.

- Hàng hoá chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào mục có sẵn trên màn hình để đăng ký khai báo nhập khẩu.

- Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu như hàng rơi vào những trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận.

- Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần chắc chắn số vận đơn phải khớp với số vận đơn khai trong màn hình nhập liệu.

- Nếu như cùng một mặt hàng mà thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau để tương ứng với từng thời hạn nộp thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng : 1800.088.856 hoặc gmail: [email protected].

Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi !!!

Hoạt động khai báo hải quan là một phần quan trọng của quá trình xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Vậy cụ thể khai báo hải quan là gì? Mục đích và trình tự thực hiện ra sao. Cùng ALS tìm hiểu chi tiết thông tin ngay sau đây.

Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Khai hải quan là hoạt động bắt buộc mà người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam. Việc thực hiện khai hải quan đúng quy trình và chính xác là cần thiết để đảm bảo các hoạt động giao thương diễn ra một cách hợp pháp và hiệu quả.

Các đối tượng tham gia vào hoạt động khai hải quan ở Việt Nam bao gồm:

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan. Điều kiện cần để khai và truyền tờ khai đó là có chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Trước đây, người đại diện doanh nghiệp lên tờ khai sẽ cần đến tận nơi chi cục hải quan để làm việc. Tuy nhiên, hiện nay, mọi thứ đã được số hoá, quy trình khai Hải quan sẽ diễn ra ngay trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan.

Doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói của các bên uy tín để tránh sai sót. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ. Nhớ kiểm tra lại 1 lần nữa để chắc chắn không có gì sai sót, đặc biệt là các mã quan trọng. Tiếp theo, doanh nghiệp cần chờ kết quả trả về thì mới có thể tiến hành được bước tiếp theo.

Delivery Order là chứng từ được hãng tàu hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành. Lệnh gioa hàng được sử dụng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng. Doanh nghiệp muốn lấy được lệnh giao hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển.

+ Chứng minh nhân dân bản sao.

+ Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu.

Lưu ý rằng, nếu như hàng FCL, tức nguyên container, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lại một lần nữa xem hạn miễn phí lưu container đến bao giờ. Doanh nghiệp cần đóng phí để gia hạn thêm nếu như đã hết hạn lưu miễn phí.

V. Dịch vụ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không tại ALS

- Xử lý nhanh chóng các thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu đặc thù riêng biệt, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và hợp pháp

- Tư vấn miễn phí các loại hình khai quan phù hợp để hưởng các chính sách ưu đãi về thuế nhất với từng mặt hàng

- Khai báo hải quan điện tử, thay mặt chủ hàng làm việc với các cơ quan Hải quan hay các cơ quan có liên quan khác

- Chi phí dịch vụ hải quan cạnh tranh, ổn đinh, trực tiếp không qua trung gian

Mong rằng những chia sẻ của ALS đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm khai báo hải quan là gì? Đồng thời cũng nắm rõ được quy trình và thời gian thực hiện nộp tờ khai hải quan.

Các doanh nghiệp có nhu cầu khai báo dịch vụ hải quan, liên hệ ngay với ALS qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  Email: [email protected]: 1900 3133Website: https://als.com.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Khai báo hải quan được thực hiện bằng một tờ khai hải quan, trong đó mô tả số lượng và giá trị hàng hóa cũng như những mục cần thiết cụ thể liên quan đến lô hàng. Thông thường việc khai báo hải quan phải được thực hiện sau khi hàng hóa đó vào khu vực Hozei (khu vực thực hiện khai báo và làm thủ tục thông quan) hoặc một điểm chỉ định trước. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng cụ thể, cần sự phê chuẩn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, việc khai báo phải được thực hiện trong khi hàng hóa được xác định ở trên tàu, xà lan hoặc trước khi được đưa tới Hozei.

Về nguyên tắc, việc khai báo hải quan phải do người nhập khẩu hàng hóa thực hiện. Song trên thực tế, nhà môi giới khai thuê hải quan sẽ tiến hành những thủ tục hải quan này theo uỷ quyền của nhà nhập khẩu. Những loại chứng từ cần thiết khi làm thủ tục khai báo hải quan theo Luật Hải quan, điều 68: Một tờ khai hải quan (form C-5020) phải được khai làm 3 bản và nộp cho Hải quan, kèm với những chứng từ sau:  Hóa đơn; Vận đơn đường biển hoặc Vận đơn hàng không; Giấy chứng nhận xuất xứ (khi áp dụng thuế suất nhập khẩu theo WTO); Giấy chứng nhận xuất xứ theo chế độ ưu đãi thuế quan (Form A); Phiếu đóng gói, giấy biên nhận vận tải, đơn bảo hiểm; Giấy phép, giấy chứng nhận, tuỳ theo yêu cầu của luật lệ khác ngoài Luật Hải quan (khi việc nhập khẩu một số hàng hóa nhất định bị hạn chế theo những đạo luật và quy định này); Bản khai chi tiết về việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng miễn thuế; Bảng tính thuế (khi hàng hóa phải chịu thuế)

Hàng hoá nhập khẩu trong khu vực Hozei

Căn cứ theo Luật Hải quan Nhật Bản tại điều 67-2, nhà nhập khẩu phải khai báo hàng nhập khẩu cho Hải quan sau khi hàng hóa tới từ nước ngoài đến cửa khẩu và mang vào trong khu vực Hozei. Thông thường, Hải quan kiểm tra nội dung của từng lần tờ khai hải quan. Việc kiểm tra chỉ bắt đầu sau khi hàng vào trong khu vực Hozei. Hệ thống kiểm tra trước khi hàng đến được thiết lập để quản lý những yêu cầu một cách linh hoạt và trong trường hợp không cần thiết phải kiểm tra hàng hải quan sẽ cho phép cấp giấy phép nhập khẩu ngay sau khi xuất trình bộ tờ khai hải quan. Việc kiểm tra hàng trước khi tới được tiến hành trước khi hàng được đưa vào khu Hozei. Theo đó, những mặt hàng cụ thể áp dụng hệ thống kiểm tra trước khi hàng đến như: Những chuyến hàng cần thông quan nhanh chóng do bản chất của hàng hóa như thực phẩm tươi sống; Những mặt hàng cần điều kiện giao hàng chặt chẽ; Những mặt hàng bán theo thời vụ như hàng phục vụ Giáng sinh và năm mới; Những mặt hàng cần những thủ tục tuân theo luật pháp và quy định khác; Những mặt hàng cần kiểm tra nhiều như những mặt hàng cần nhiều chứng từ kèm theo.

Những chuyến hàng thuộc diện kiểm tra trước khi hàng đến là: Những mặt hàng đầy đủ những chứng từ yêu cầu; Những mặt hàng đòi hỏi vận tải biển đường dài hoặc được vận chuyển quá cảnh (transit); Những mặt hàng nhập khẩu trên cơ sở định kỳ. Việc khai báo trước khi hàng đến được hoàn thành thông qua việc nộp một mẫu (form) khai báo trước khi hàng đến (sử dụng tờ khai hải quan thông thường). Những chứng từ như trên được gửi kèm theo tờ khai hải quan. Tờ khai hải quan trước khi hàng đến được nộp cho cơ quan Hải quan kiểm soát một khu vực Hozei nhất định. Tuy nhiên, nếu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho phép nộp bộ chứng từ hải quan này cho một cơ quan hải quan khác thì Hải quan khu vực có thể sử dụng một quy trình khác, có tham khảo Tổng cục Hải quan và thuế suất.

Thời hạn nộp hồ sơ được quy định như sau: Bộ hồ sơ hải quan có thể được nộp bất kỳ lúc nào sau khi vận đơn đường biển (hoặc vận đơn hàng không) liên quan đến việc khai báo được cấp và sau khi tỷ giá hối đoái của ngày khai báo hàng nhập khẩu đó được công bố. Tỷ giá hối đoái so với đồng USD, đồng bảng Anh và một số ngoại tệ mạnh khác thường được công bố trong ngày thứ ba của tuần trước đó. Ngay khi bộ chứng từ phải nộp đó sẵn sàng, việc khai báo hàng có thể được thực hiện trước khi hàng đến 11 ngày.

Đối với khai báo nhập khẩu: Khi một chuyến hàng được đưa vào khu vực Hozei để kiểm tra sơ bộ và tất cả những yêu cầu đó đều được đáp ứng để khai báo hải quan theo Luật Hải quan, như hoàn thành tất cả những quy trình khác theo quy định của những luật lệ khác và nếu như nhà nhập khẩu thông báo cho Hải quan về việc khai báo nhập khẩu, Hải quan sẽ coi việc khai báo trước khi hàng đến như khai báo hải quan chính thức.

Danh mục những loại hàng hoá hạn chế nhập

Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu thường chịu sự điều chỉnh của những luật và quy định trong nước. Theo điều 70 của Luật Hải quan, trong trường hợp hàng hạn chế nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải được cấp giấy phép và phê chuẩn liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa theo Luật Hải quan, để phục vụ việc kiểm tra hoặc đáp ứng những yêu cầu cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có một giấy phép hoặc một giấy phép chuẩn theo luật và quy định khác ngoài Luật Hải quan, nhà nhập khẩu phải trình lên loại giấy chứng nhận cho phép theo những đạo luật hay quy định này.