Berth Charter or Berth Charter Party
Quy định pháp luật hàng hải về môi giới hàng hải:
Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về môi giới hàng hải trong ba điều từ Điều 244 đến Điều 246 về các nội dung, khái niệm môi giới hàng hải, người môi giới hàng hải; quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải và thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải. Trong đó có một số nội dung chính sau:
Về hợp đồng môi giới hàng hải, thì Bộ luật hàng hải không có quy định cụ thể, từ đó có thể hiểu hợp đồng môi giới hàng hải sẽ được xây dựng trên cơ sở của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại. Hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong hoạt động môi giới hàng hải, các bên thực hiện các hoạt động môi giới thông quan hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới hàng hải chính là sự thỏa thuận giữa một bên làm trung gian là bên môi giới cho bên còn lại là bên được môi giới trong việc đàm phán, giao kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực hàng hải như hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên…. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Đối tượng của hợp đồng môi giới này đó chính là công việc môi giới nhằm kết nối các mối quan hệ giữa các bên với nhau, mục đích cuối cùng là giúp các bên đi đến ký kết hợp đồng. Công việc môi giới theo hợp đồng có thể là tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu khách hàng, giúp khách hàng đàm phán, soạn thảo hợp đồng với bên thứ ba; giúp khách hàng thực hiện một số giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ … Vì đối tượng của hợp đồng môi giới là dịch vụ môi giới nên khi thực hiện hợp đồng, bên môi giới dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ của bên được môi giới.
Hình thức của hợp đồng môi giới hàng hải có thể được xác lập bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Khi thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải thì bên môi giới hàng hải có quyền phục vụ các bên tham gia hợp đồng, người môi giới hàng hải phải thông báo cho tất cả các bên biết việc đó và bên môi giới hàng hải có nghĩa vụ quan tâm thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Bên môi giới hàng hải được hưởng hoa hồng môi giới khi hợp đồng được ký kết do hoạt động trung gian của mình. Trong hợp đồng môi giới hàng hải, người môi giới và người được môi giới thỏa thuận về hoa hồng môi giới, có thể theo từng hợp đồng hoặc theo giá trị hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận trước thì hoa hồng môi giới được xác định trên cơ sở tập quán địa phương.
Một nghĩa vụ không thể thiếu của người môi giới đó chính là tụ thực hiện công việc môi giới một cách trung thực đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới.
Khi hợp đồng hợp đồng môi giới hàng hải giữa các bên được giao kết chấm dứt thì trách nhiệm của người môi giới hàng hải chấm dứt khi trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác như chịu trách nhiệm đến khi hợp đồng được môi giới được thực hiện xong,…
Hàng hải là một ngành phải tiếp xúc với tiếng Anh rất nhiều, cho dù là làm tại Cảng hay đi theo tàu tới các Cảng thì đều phải nắm rõ tiếng Anh chuyên ngành để có thể giao tiếp với những đối tác.
Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc giao tiếp tiếng Anh trong ngành hàng hải thì hôm nay Talk Class có bài viết tổng hợp những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải giúp các bạn có thể nhanh chóng học thuộc dễ dàng từ vựng trong lĩnh vực này.
Khái niệm môi giới hàng hải:
Nghề môi giới được hình thành khá sớm trong lịch sử nền kinh tế. Tiền thân của nghề môi giới tài chính là nghề thợ vàng, nghề đổi tiền, sau đó tới các hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Hoạt động môi giới bảo hiểm đầu tiên ra đời có liên quan đến các rủi ro hàng hải và bắt đầu từ nghiệp vụ bảo hiểm các rủi ro từ các thảm họa thiên nhiên của hoạt động hàng hải. Nghề môi giới thuê tàu ra đời đầu tiên ở nước Anh, từ thế kỷ XVII, dần vượt ra khỏi phạm vi nước Anh và phát triển ngày càng mạnh mẽ tại các quốc gia hàng hải hoặc kinh doanh dịch vụ hàng hải.
Dưới góc độ ngôn ngữ, môi giới được hiểu là “người trung gian giúp hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau”. Dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật học: “Môi giới: hành vi trung gian cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các quan hệ để hưởng thù lao”.
Tại Khoản 1 Điều 244 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về khái niệm môi giới tàu biển như sau:
“1. Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải.”
Như vậy, môi giới hàng hải là một trong các hoạt động trung gian trong lĩnh vực hàng hải nhằm cung ứng dịch vụ cho một hoặc một số chủ thể nhất định để hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Nội dung và phạm vi của môi giới hàng hải được xác định đó chính là việc tìm kiếm, cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về đối tượng cần môi giới, thu xếp để các bên tiếp xúc, gặp gỡ nhau và có thể soạn thảo hợp đồng khi các bên yêu cầu, hợp đồng được đề cập đến đó chính là hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải. Hoạt động môi giới hàng hải là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ các hợp đồng môi giới.
Hoạt động môi giới hàng hải ra đời mang lại rất nhiều đối với các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực hàng hải nói riêng, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Hoạt động môi giới hàng hải giúp các bên được môi giới tìm được những đối tác phù hợp. Bởi lẽ nhà môi giới hàng hải là những người thực hiện hoạt động môi giới một cách chuyên nghiệp, họ có hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức sâu trong lĩnh vực hàng hải, có nhiều quan hệ đối tác, khách hàng, từ đó giúp bên được môi giới nhanh chóng tìm được các đối tác phù hợp với điều kiện của họ, giúp các bên tìm đến nhau nhanh hơn và dễ dàng trong việc thương lượng, ký kết hợp đồng.
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hàng Hải thông dụng nhất
Trên đây là 501 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải phần 1, mời các bạn theo dõi tiếp phần 02 ngay sau bài viết này.
Với 2 phần trước chúng ta đã được học khoảng 1000 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải, tiếp tục phần 3 này chúng tôi tiếp tục giới thiệu 500 từ vựng tiếp theo, hy vọng các bạn có thể học hết được. Để tiện theo dõi thì đây là link phần 1 và phần 2 tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải.
Đặc điểm của môi giới hàng hải:
Từ đó, có thể rút ra một số đặc điểm của môi giới hàng hải. Cụ thể thì môi giới hàng hải chính là việc thực hiện hành vi trung gian nhằm kết nối các bên tiếp xúc, đàm phán và xác lập các giao dịch. Môi giới hàng hải là hành vi cung ứng dịch vụ theo phương thức trung gian. Người môi giới được thuê để thực hiện các hoạt động các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau. Chủ thể của hoạt động này bao gồm bên thực hiện dịch vụ (bên môi giới) và bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ (bên được môi giới). Trong hoạt động môi giới hàng hải có sự xuất hiện của bên thứ ba nhưng bên môi giới chỉ có chức năng kết nối giữa bên được môi giới với bên thứ ban trong việc đàm phán, ký hết hợp đồng chứ không trực tiếp tham gia vào việc giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.
Trong hoạt động môi giới hàng hải, bên môi giới phải có tư cách pháp lý độc lập với bên được môi giới và bên thứ ba. Tuy giữ vai trò kết nối giữa bên được môi giới và bên thứ ba nhưng bên môi giới có tư cách độc lập. Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi giới hàng hải. Đây là chủ thể chuyên cung ứng các dịch vụ môi giới trong lĩnh vực hàng hải. Để hoạt động môi giới hàng hải mang tính chất chuyên nghiệp và hiệu quả, thì các chủ thể hoạt động môi giới này đều là người có trình độ, năng lực và hiểu biết liên quan đến lĩnh vực được môi giới.
Khi thực hiện hoạt động môi giới hàng hải, thông thường bên môi giới chỉ có quan hệ với bên được môi giới mà không có quan hệ với bên thứ ba (trừ trường hợp bên môi giới cũng ký hợp đồng môi giới với bên thứ ba). Khi thực hiện môi giới hàng hải, bên môi giới không phải là đại diện cho các bên được môi giới và cũng không nhân danh bên được môi giới để giao dịch cũng như thực hiện bất kỳ giao dịch nào với bên thứ ba. Bên môi giới chỉ làm các công việc giúp bên được môi giới và bên thứ ba tiếp xúc với nhau và tạp điều kiện cho các bên đi đến ký kết hợp đồng.