Vào ngày 4 tháng 01 năm 2020 tại Hội trường 6B, Câu lạc bộ Travel club của Khoa Khoa học xã hội và nhân văn thuộc trường đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức thành công chương trình văn hóa nghệ thuật với chủ đề “Xuân hội ngộ - Tết đoàn viên” nhằm đón chào mùa xuân mới đang đến gần. Tuy khuôn khổ của chương trình chỉ mang tính cấp Khoa nhưng Thầy trò của ngành du lịch và các thành viên của Travel club đã thể hiện tính chuyên nghiệp bởi sự đầu tư nghiêm túc, khá công phu từ kịch bản chương trình đến những hoạt động biểu diễn và trên hết là khai thác được những giá trị độc đáo từ những phong tục Tết cổ truyền của người Việt thông qua lăng kính của người làm du lịch.
Những hoạt động truyền thống trong ngày lễ Seollal
Là một trong những ngày lễ lớn và được mong chờ nhất năm, do đó có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị cho ngày lễ đặc biệt này. Cũng giống với người Việt mình chuẩn bị cho tết đó là thực phẩm, đi lại và quà tặng. Chỉ riêng đồ thờ cúng và quà tặng cũng đã có quá nhiều thứ phải chuẩn bị, do đó mà những ngày gần Tết ở chợ và các cửa hàng bách hóa thường chật cứng người mua đồ. Thực phẩm dùng cho thờ cúng thường có các loại rau, thịt, cá, trái cây được lựa chọn kỹ càng về hình dáng, màu sắc và độ tươi.
Đặc biệt với những đứa con xa quê, Một điều quan trọng khác cần phải chuẩn bị trước Seollal đó là thu xếp việc đi lại, tàu xe để về nhà đón tết. Việc đi lại bằng xe ô tô vào dịp Tết có thể lâu gấp hai đến bốn lần bình thường do mật độ giao thông quá đông. Vì lý do này mà ở Hàn Quốc có kênh radio riêng để thông báo mật độ giao thông theo thời gian thực tại các điểm nút giao thông trong những ngày trước Tết.
Hầu hết người dân Hàn Quốc sẽ rời các thành phố lớn để về quê ăn Tết, nhưng gần đây có một xu hướng mới phát triển là cha mẹ ở quê sẽ lên thành phố ăn Tết cùng con cái để tránh sự đông đúc và bất tiện.
Trang phục truyền thống ngày tết Hàn Quốc
Vào những ngày tết, hầu hết mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok (한복) và thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian.
Các trò chơi dân gian ngày Tết Hàn Quốc
Yutnori là một trong những trò chơi phổ biến nhất của người Hàn Quốc, đặc biệt trong dịp Seollal. Bộ dụng cụ chơi Yutnori gồm bàn chơi, quân chơi và gậy yut. Yutnori yêu cầu 2 người hoặc 2 đội chơi. Mỗi đội lần lượt ném gậy yut (có vai trò như xúc xắc) để quyết định bước đi trên bàn chơi. Quân của đội nào đến đích trước sẽ là đội chiến thắng.
Trò này thường được chơi vào ngày mùng 1 Tết và dành cho mọi lứa tuổi.
Neolttwigi là trò chơi truyền thống ngoài trời của phụ nữ và trẻ em gái Hàn Quốc. Neolttwigi tương tự bập bênh, nhưng người chơi đứng trên hai đầu bập bênh và nhảy để làm cho người đối diện bay lên cao. Nhiều người chơi “chuyên nghiệp” thậm chí còn thực hiện các cú nhào lộn trên không.
Diều của Hàn Quốc được làm từ giấy truyền thống của Hàn Quốc và cây tre. Diều có nhiều loại như diều cá đuối, diều bạch tuộc, diều vuông có lỗ tròn ở giữa,… Người Hàn chơi thả diều trong Tết Seollal vì họ nghĩ rằng thả diều thì vận xấu bay đi. Trên con diều viết những câu chữ cầu mong điều tốt và ngăn chặn những điều không may mắn. Người ta còn viết tên và ngày tháng năm sinh của mình lên diều rồi thả bay lên. Đây là truyền thống cầu mong sức khoẻ thông qua việc thả diều.
Một trò chơi dân gian khác cũng rất nổi tiếng ở xứ sở kim chi đó là Tuho, hay còn gọi là ném mũi tên vào bình. Trong đó, người chơi sẽ đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn, đôi khi được trang trí đẹp mắt. Người chiến thắng sẽ là người ném được nhiều mũi tên trúng bình nhất. Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu, nhưng giờ đây trở nên phổ biến với mọi người dân Hàn Quốc.
Cuối ngày, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim hay các chương trình TV đặc biệt được phát sóng trong dịp Tết.
Seollal là một dịp nghỉ dài do đó, trong ngày Seollal, cả gia đình sẽ cùng đi đến các khu trượt tuyết, các khu du lịch như làng truyền thống, các cung điện và các bảo tàng xem các chương trình biểu diễn sự kiện chào đón năm mới ….
Tết Hàn Quốc có giống Việt Nam không?
Hàn Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia khác nhau, nền văn hóa cũng khác nhau. Nhưng cả 2 đều là những quốc gia Á Đông có những điểm tương đồng. Hàn Quốc cũng đón năm mới theo lịch âm như chúng ta, và ngày tết cũng mang những giá trị văn hóa truyền thống đẹp đẽ của người dân Hàn Quốc, là dịp để đoàn viên và bày tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên.
Bên cạnh những điểm tương đồng, tết người Việt chúng ta cũng không thể lẫn vào đâu được với những chiếc bánh chưng bánh dày không thể thiếu trong ngày tết Nguyên đán, thể hiện triết lý âm – dương (vuông – tròn; đất – trời…) của người Việt xưa. Bánh chưng vuông, màu xanh (âm) tượng trưng cho mẹ đất. Bánh dày tròn, màu trắng (dương) tượng trưng cho cha trời. Hai món ăn này (chỉ có ở Việt Nam), với thành phần chính là gạo (tượng trưng cho văn hóa lúa nước), thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Hay một tục lệ không thể không nhắc đến là lễ cúng tiễn Táo quân về trời vào 23 tháng chạp. Có thể nói rằng đây là sản phẩm của đời sống văn hóa nông nghiệp vốn đòi hỏi nông dân sống cố định một chỗ để trồng trọt và chăn nuôi. Đòi hỏi này khiến cho ngôi nhà trở nên rất quan trọng (tục ngữ có câu “an cư lạc nghiệp”). Mà trong một ngôi nhà, cái bếp lại quan trọng hơn cả vì nó nuôi sống cả gia đình. Do đó, Táo quân – thần cai quản nhà bếp – phải được quan tâm một cách kính cẩn thường xuyên.
Trên đây là những điều thú vị về ngày tết Hàn Quốc, người Việt mình cũng sắp đón chào một năm mới rồi. Bạn hãy chuẩn bị, thu xếp công việc để về nhà thôi. Mang tiền về cho mẹ như Đen Vâu nói hay đôi khi chỉ cần bạn về thôi là cũng đủ cho niềm mong mỏi của mẹ rồi. Còn nếu như bạn đang là một du học sinh Hàn Quốc chưa về nhà được do ảnh hưởng của dịch Covid thì hãy gọi điện về nhà thường xuyên để vơi nỗi nhớ nhà đồng thời tranh thủ khám phá một cái tết Hàn Quốc thật trọn vẹn và thú vị nhé!
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Tết Nguyên đán 2024 vào ngày nào dương lịch?
Tết Nguyên đán không chỉ là khoảng thời gian tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới theo âm lịch, mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tâm linh...
Tết Nguyên đán là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau. Là cơ hội để mọi người nhớ về những giá trị cội nguồn, cầu mong một năm mới bình an, khoẻ mạnh, sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hoà...
Theo lịch vạn niên, ngày 30 tết Nguyên đán 2024 sẽ là thứ Sáu, ngày 9/2 dương lịch và mùng 1 tết Nguyên đán Giáp Thìn là thứ Bảy, ngày 10/2 dương lịch.
Cụ thể, tết Nguyên đán 2024 sẽ rơi vào các ngày dương lịch sau:
29 Tết là thứ Năm ngày 8/2/2024
30 Tết là thứ Sáu ngày 9/2/2024
Mùng 1 Tết là thứ Bảy ngày 10/02/2024
Mùng 2 Tết là Chủ nhật ngày 11/02/2024
Mùng 3 Tết là thứ Hai ngày 12/02/2024
Mùng 4 Tết là thứ Ba ngày 13/02/2024
Mùng 5 Tết là thứ Tư ngày 14/02/2024
Năm nay người lao động, công chức có kỳ nghỉ Tết âm lịch kéo dài 7 ngày, từ ngày 8/2 đến ngày 14/2 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào năm 2024 là câu hỏi của nhiều người. Cùng nghe chuyên gia gợi ý ngày giờ đẹp để mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Tết ông Công ông Táo nhằm ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vào dịp này, các gia đình thường làm mâm cỗ để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Nên bao sái bát hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo là câu hỏi của nhiều người. Cùng xem gợi ý của chuyên gia phong thủy.