- - Loại thuần chủng để nhân giống
Thời điểm nào người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC, đối với hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Ngoài ra, trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì:
- Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch thì được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và được thông quan theo quy định;
- Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ai len, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hai (02) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
- Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn nói trên, hàng hóa nhập khẩu được áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và cơ quan hải quan xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp;
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết.
Phân biệt thuế nhập khẩu thông thường và thuế nhập khẩu ưu đãi
Từ định nghĩa nêu trên, có thể phân biệt thuế nhập khẩu thông thường và thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
Hàng hóa nhập khẩu không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi/ưu đãi đặc biệt.
- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước/vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước/vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng nếu không có tên trong Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường và không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi/ưu đãi đặc biệt.
- Bằng mức thuế suất quy định cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường nếu có tên trong Biểu thuế này.
0%, 1%, 2%, 3%, 5%, 6%, 7%, 8%, 10%, 13%, 14%, 15%, 17%, 18%, 20%, 22%, 24%, 25%, 27%, 30%, 32%, 35%, 40%, 45%, 47%, 50%, 52%, 55%, 70%, 75%, 100%, 135% theo từng mặt hàng tương ứng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế.
- Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016;
- Nghị định 26/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2023 và thay thế các Nghị định nêu trên).
- Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016;
- Quyết định 15/2023/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 15/7/2023 và thay thế các Quyết định nêu trên).
Như vậy, thuế nhập khẩu thông thường và thuế nhập khẩu ưu đãi có đối tượng áp dụng hoàn toàn khác nhau và mức thuế suất cũng hoàn toàn khác nhau.
Thuế suất thông thường hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Như vậy, đối chiếu quy định thì thuế suất thông thường hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong các hình thức để tính thuế suất đối với hóa xuất nhập khẩu.
Thuế suất thông thường hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được cơ quan hải quan chấp nhận khi nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định như sau:
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được cơ quan hải quan chấp nhận khi hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ ba.
Thuế nhập khẩu thông thường và thuế nhập khẩu ưu đãi thực chất là 02 loại thuế suất áp dụng với hàng hóa nhập khẩu. Giữa 02 loại thuế suất này có điểm gì khác biệt, cùng xem câu trả lời ngay dưới đây.
Thuế nhập khẩu thông thường và thuế nhập khẩu ưu đãi được quy định như thế nào?
Thuế nhập khẩu thông thường: Là loại thuế nhập khẩu áp dụng mức thuế suất thông thường; áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Với mức thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Biểu thuế suất áp dụng cho thuế nhập khẩu thông thường được quy định như sau:
Thuế nhập khẩu ưu đãi: Là loại thuế nhập khẩu áp dụng với mức thuế suất ưu đãi; áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Lưu ý: Khác với thuế nhập khẩu thông thường có ước lượng trước về phần trâm thuế suất tính thuế, còn thuế nhập khẩu ưu đãi thì không mà sẽ tuỳ thuộc vào hàng hoá đó là gì; xuất xứ từ đâu từ đó làm căn cứ đánh giá mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Biểu thuế suất áp dụng cho thuế nhập khẩu ưu đãi được quy định như sau:
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP bao gồm:
– Chú giải và điều kiện, thủ tục áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98.
– Chú giải chương: Các mặt hàng có tên nêu tại khoản 1 Phần I Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98.
+ Việc phân loại mã hàng hóa và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng CKD của ô tô, mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (ôtô satxi, có buồng lái) được thực hiện theo quy định tại khoản 2.1 Phần I Mục II Phụ lục II.
– Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng ghi tại Chương 98, báo cáo kiểm tra quyết toán việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Phần I Mục II Phụ lục II.
Thuế suất của thuế nhập khẩu gồm có mấy loại?
Thuế suất của thuế nhập khẩu gồm 03 loại theo khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất, nhập khẩu năm 2016:
Cụ thể, 03 loại thuế suất này được áp dụng như sau:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu:
Có xuất xứ từ nước, nhóm nước/vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước/vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu:
Có xuất xứ từ nước, nhóm nước/vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước/vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi/ưu đãi đặc biệt.
Sẽ có những mặt hàng nhập khẩu vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, để được hưởng mức thuế suất nào thấp hơn là còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chọn C/O nào cho phù hợp.