Tại Đại học FPT Hà Nội có khu KTX dành cho sinh viên đang học tập và các cán bộ đang làm việc tại Hòa Lạc. Hiện có 6 khối nhà KTX (tương ứng 6 DOM): A, B, C,D, E, F với các phòng ở là một không gian được thiết kế tiêu chuẩn, nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh sống và học tập, làm việc của sinh viên và cán bộ.
Trường Đại học Nha Trang tham gia Hội thảo Câu lạc bộ Khối Đào tạo Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản lần thứ 3 tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ
Ngày 16/8/2024, Hội thảo Câu lạc bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản với chủ đề “Hướng đến Công nghệ xanh cho Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản” (Toward Green Technology for Agriculture and Forestry) đã được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ.
Hội thảo do GS.TS Nguyễn Thanh Phương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ chủ trì; với sự tham dự của GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Chủ tịch Câu lạc bộ Khối Đào tạo Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản; ông Phạm Ngọc Lan - Trưởng Ban Công tác hội viên, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các trường, học viện: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Trà Vinh; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Tây Đô; Trường Đại học Đồng Tháp; Trường Đại học Cửu Long; Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số; Trường Đại học Tiền Giang; đại diện các cơ quan, sở, ban, ngành của thành phố Cần Thơ và các doanh nghiệp liên quan. Về phía Trường Đại học Nha Trang có TS. Khổng Trung Thắng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường và đại diện Phòng Khoa học và Công nghệ, Phòng Đào tạo Sau đại học, Viện Nuôi trồng thuỷ sản cùng tham dự.
Hội thảo năm nay được tổ chức nhằm chia sẻ, trao đổi về các nghiên cứu khoa học, các định hướng ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản với mục tiêu chuyển đổi nền nông nghiệp từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất hiện đại, thông minh, đồng thời hướng đến và duy trì các mục tiêu phát triển bền vững. Các tham luận tại Hội thảo xoay quanh các chủ đề như: chuyển đổi số trong nông nghiệp; các nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; hướng đến nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường; kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính và tiềm năng tín chỉ carbon.
Trường Đại học Nha Trang tham gia báo cáo một số kết quả của dự án Hệ thống năng lượng xanh AIoT bền vững với giải pháp thời gian thực cho nuôi trồng thủy sản hiệu quả - "Resilient AIoT Green Energy System with Real-time Solution for Effective Aquaculture (REAS-SEA)" và các kết quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, những định hướng, cơ hội hợp tác với các trường thành viên Câu lạc bộ cũng như các đối tác, doanh nghiệp tại Hội thảo.
Trong khuôn khổ chương trình, các trường thành viên trong Câu lạc bộ đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho người học có cơ hội được học tập, trau dồi kinh nghiệm trong nhiều môi trường, tăng cường lĩnh hội tri thức trong giai đoạn hội nhập quốc tế; đồng thời công bố quyết định kết nạp thêm 3 thành viên mới vào Câu lạc bộ, bao gồm: Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Tiền Giang và Trường Đại học Vinh.
Trường Đại học Quốc Tế (tên tiếng Anh: International University (IU) - VNUHCM) là một trong bảy trường đại học thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên tại Việt Nam giảng dạy hoàn toàn tiếng Anh. Năm 2019, Trường Đại học Quốc Tế là trường đại học thứ 3 của Việt Nam và thứ 7 của Đông Nam Á đạt chuẩn kiểm định AUN cấp cơ sở đào tạo.
Hiện nay, Trường đang đào tạo hệ chính quy bậc đại học và sau đại học. Nhà trường tập trung đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực mũi nhọn như như kinh tế, quản lý, khoa học và kỹ thuật. Mô hình hoạt động của trường được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế về đội ngũ giảng viên, giáo trình, chương trình học có định hướng và liên thông với các trường đại học tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển tại Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mục tiêu của Trường Đại học Quốc Tế là trở thành một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, là cơ sở đào tạo nhận được sự hợp tác tin cậy của các đối tác giáo dục và nghiên cứu khoa học có uy tín trên thế giới, của doanh nghiệp, các địa phương và xã hội ở Việt Nam.
Hiện nay trường đã thực hiện các chương trình đào tạo bậc đại học với các hình thức: đào tạo trong nước do trường Đại học Quốc Tế cấp bằng; đào tạo liên kết với 2 năm học tại cơ sở đào tạo của trường Đại học Quốc Tế và 2 năm tại trường đối tác nước ngoài do trường Đại học đối tác nước ngoài cấp bằng (chương trình 2+2); và đào tạo liên kết do trường Đại học đối tác nước ngoài cấp bằng, học toàn thời gian tại cơ sở đào tạo của trường Đại học Quốc Tế (chương trình 4+0).
Đại học Quốc gia Hà Nội đang chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu cho khoảng 6000 sinh viên tới học tập tập trung từ năm học 2023 - 2024.
Ngày 19.5.2022, cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển trụ sở làm việc từ 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội tới Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
Sau hơn một năm thực hiện chủ trương chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc, đến tháng 2.2023, đã có 24 đơn vị thành viên, trực thuộc chuyển trụ sở làm việc từ nội thành Hà Nội tới Hòa Lạc.
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đang chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu cho khoảng 6.000 sinh viên tới học tập tập trung từ năm học 2023 - 2024.
Các đơn vị đã chuyển trụ sở làm việc (một phần hoặc toàn phần) tới Hòa Lạc gồm: Cơ quan ĐHQGHN; Trường ĐH Giáo dục; Trường ĐH Y Dược; Trường ĐH Việt Nhật; Trường Quốc tế; Bệnh viện ĐHQGHN; Viện Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý các Dự án ĐHQGHN; Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục; Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên; Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực; Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục; Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp; Trường THPT Khoa học Giáo dục;
Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao; Văn phòng các chương trình KH&CN trọng điểm; Tạp chí Khoa học; Ban Quản lý Dự án Trường ĐH Việt Nhật; Trung tâm Thư viện và Tri thức số; Trung tâm Khảo thí; Trung tâm Quản lý Đô thị Đại học; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tại Hòa Lạc; Đoàn Thanh niên ĐH Quốc gia Hà Nội.
Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hiệu cho biết, đến thời điểm này, trụ sở mới của ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Năm học 2022-2023 ĐHQGHN đã đưa 1.500 sinh viên của Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Việt Nhật và Trường Quốc tế tới học tập tại Hòa Lạc. Sự hiện diện thường xuyên của sinh viên đã mang lại một sức sống mới cho Khu đô thị ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm học 2023 - 2024, tiếp tục đón 6000 sinh viên lên học tại Hoà Lạc.
Việc chuyển trụ sở ĐH Quốc gia Hà Nội tới Hòa Lạc là sự kiện mang tính lịch sử, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội đang nỗ lực để xây dựng một đô thị đại học xanh, hiện đại và mong muốn các đơn vị cùng vượt qua những khó khăn ban đầu và cùng nỗ lực vì một ĐH Quốc gia Hà Nội tại cơ sở mới xứng tầm quốc tế - một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống.
Được Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng trở thành đô thị đại học theo mô hình “5 trong 1” trong thời gian dài hạn, dự án xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đang dần thu hút sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước về chung tay phát triển một trung tâm đại học hàng đầu đất nước.