Ngành Quản trị nhân lực HUTECH đặt mục tiêu đào tạo ra những nhân tố có đầy đủ cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, khéo léo trong quản lý nhân sự, giúp nhân sự phát huy tối đa năng lực chuyên môn của bản thân, tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành được sắp xếp khoa học và cụ thể như sau:
Nên học quản trị kinh doanh hay quản trị nhân lực?
Ngành Quản trị Kinh doanh và Quản trị Nhân lực đều là những ngành học quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, nhưng chúng có những điểm giống và khác nhau cụ thể:
Cơ Sở Kiến Thức: Cả hai ngành đều cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, bao gồm nguyên lý quản trị, kế toán, marketing và tài chính.
Mục Tiêu Nghề Nghiệp: Cả hai ngành đều nhằm mục đích chuẩn bị sinh viên cho các vị trí quản lý và lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Kỹ Năng Mềm: Cả hai ngành đều nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm.
Quản trị Kinh doanh: Rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực như marketing, quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, quản trị chuỗi cung ứng, và quản lý dự án.
Quản trị Nhân lực: Tập trung vào quản lý và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, và phát triển nhân viên.
Quản trị Kinh doanh: Chủ yếu liên quan đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý các nguồn lực tài chính và vật chất, và phát triển thị trường.
Quản trị Nhân lực: Tập trung vào quản lý và tối ưu hóa nguồn lực con người, xây dựng chính sách nhân sự, và duy trì môi trường làm việc tích cực.
Quản trị Kinh doanh: Chuẩn bị cho một loạt các vị trí quản lý kinh doanh và phân tích kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau.
Quản trị Nhân lực: Chuẩn bị cho các vị trí chuyên môn trong quản lý nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, và quan hệ lao động.
Tóm lại, mặc dù cả hai ngành đều có chung cơ sở kiến thức về quản trị kinh doanh, nhưng chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quản lý doanh nghiệp. Quản trị Kinh doanh cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về quản lý các nguồn lực trong doanh nghiệp, trong khi Quản trị Nhân lực tập trung sâu hơn vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
Quyết định học ngành Quản trị Nhân lực nên dựa trên sở thích cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, và khả năng của bạn. Dưới đây là một số yếu tố bạn nên xem xét để quyết định có nên theo học ngành này hay không:
Bạn có hứng thú với việc làm việc và tương tác với người khác không?
Bạn có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, và đàm phán tốt không?
Bạn có đam mê với việc phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức không?
Bạn muốn làm việc trong một lĩnh vực có tương lai phát triển và cơ hội thăng tiến không?
Bạn có mong muốn trở thành một phần quan trọng của một tổ chức, giúp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp và chính sách nhân sự không?
Ngành Quản trị Nhân lực đang có nhu cầu lớn trên thị trường lao động, đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp luôn cần cải thiện và đổi mới phương pháp quản lý nhân sự.
Có nhiều cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ các công ty tư nhân đến các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan chính phủ.
Ngành này đòi hỏi sự phát triển liên tục về kỹ năng mềm và chuyên môn, bao gồm giao tiếp, đàm phán, và quản lý con người.
Nếu bạn thấy mình phù hợp với những yếu tố trên và có đam mê với lĩnh vực này, thì ngành Quản trị Nhân lực có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho bạn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các nghề trong ngành kinh tế, những khó khăn và triển vọng của những nghề nghiệp khác nhau, bạn có thể tham khảo bộ sách “Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh tế có gì” của Spiderum nhé.
Combo Sách Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế có gì Tập 1 + Tập 2
Xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa nhanh chóng và mở rộng thị trường của mỗi Quốc gia. Xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh còn hỗ trợ cho cán cân thanh toán tổng thể của Quốc gia có thặng dư khá lớn. Không chỉ vậy, xuất nhập khẩu tốt còn đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.
Ngành xuất nhập khẩu đang là một ngành “hot” tại Việt Nam
THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
Những năm vừa qua, chính phủ Việt Nam đã thay đổi hàng loạt chính sách theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giúp trực tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành, trong đó có ngành xuất nhập khẩu. Ngày 12/12/2017, kim ngạch XNK của Việt Nam cán mốc 400 tỷ đô la.
Giai đoạn 2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong 8 năm tăng gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018.
Việt Nam đã cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới. Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ đứng thứ hạng 50 thì đến năm 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu.
Về quy mô thị trường xuất khẩu, năm 2011 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD).
Trong giai đoạn 2011-2018, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giai đoạn 2011-2018, khu vực thị trường châu Á luôn duy trì tỷ trọng khoảng từ 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20-23%. Tỷ trọng khu vực châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn so với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4%.
Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2018. Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất.
Như vậy, Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu kể từ khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007. Điều đó giúp cho bức tranh kinh tế của Việt Nam trở nên có triển vọng hơn, đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ vậy, hoạt động xuất nhập khẩu còn thúc đẩy và giải quyết nhiều yếu tố khác như: giải quyết nhu cầu việc làm, tăng kỹ năng quản lý, gia tăng kỹ năng ngoại giao.
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành XNK
Hiện nay, ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm được khẳng định.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội từ cắt giảm thuế quan tại các thị trường có FTA để tăng trưởng. Cụ thể, sau khi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand có hiệu lực, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu điều sang Australia tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm.
Hay khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực, hồ tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm, cà phê đạt 8,0%/năm; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực, hạt điều xuất khẩu sang Liên bang Nga tăng 59,6%, rau quả tăng 19,9%, dệt may tăng 53,5%…
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Qua đó, giúp doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Ngành xuất – nhập khẩu và tác động của COVID-19
Tuy nhiên, cuối 2019 đầu 2020, COVID-19 đã có những tác động tiêu cực rõ rệt lên nền kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng. Cũng như nhiều biến động xã hội khác như cuộc chiến Mỹ-Trung, thiên tai, chính trị,… cũng làm biến động xu hướng dịch chuyển trong ngành này. Theo Bộ GTVT, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương giảm 60% so với cùng kỳ), doanh thu ngành đường sắt, đường bộ giảm trên 20%. Giá cổ phiếu của nhóm vận tải, kho bãi giảm rất mạnh (-32,8%) so với đầu năm; và số doanh nghiệp vận tải – kho bãi tạm ngừng hoạt động trong quý 1/2020 tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù chịu sự tác động của dịch Covid-19 nhưng từ đầu năm đến nay xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng chứng tỏ vai trò chủ lực của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế. Dự kiến nửa cuối năm 2020 nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại thì xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Còn ngành logistics được nhận định là đầy tiềm năng với tốc độ phát triển nhanh chóng 12-14%/ năm, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/ năm (theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 của Bộ Công Thương).
XUẤT NHẬP KHẨU – NHIỀU TIỀM NĂNG NHƯNG THIẾU NHÂN LỰC
Thông qua số liệu có thể thấy, nhịp độ tăng trưởng của ngành xuất – nhập khẩu đang ngày phát triển mạnh mẽ hơn và kéo theo đó là thị trường ngày càng mở rộng. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần một số lượng lớn nhân sự để có thể đáp ứng nhu cầu việc làm của họ. Việt Nam được đánh giá cao về điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi để phát triển ngành logistics, gói gọn trong đó là ngành xuất nhập khẩu, nhưng vẫn chưa thực sự bứt phá vì tình trạng thiếu hụt nhân sự về cả số lượng và chất lượng.
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo thuộc các ngành Cơ khí – Điện tử, Xuất Nhập khẩu – Logistics, Kinh tế, Quản trị. Tính riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2020, nhu cầu nhân lực các nhóm ngành Xuất- Nhập khẩu – Logistics sẽ vẫn thiếu hụt lên đến 80% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25000 việc làm/ năm.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tính riêng ngành logistics Logistics ở Việt Nam hiện nay cần thêm khoảng gần 20,000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn (theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam). Nhu cầu nhân sự của ngành đang ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường. Điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 37-40 tỷ USD, chiếm 25% GDP của cả nước.
Với con số cầu khủng như vậy, nhưng sự thật là lực lượng lao động được đào tạo chuyên sâu cho ngành xuất nhập khẩu vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu phát triển của ngành. Điều này vô hình chung làm giảm tính cạnh tranh nội lực của một Quốc gia.
Không chỉ dừng lại ở ở kiến thức chuyên môn, nhân sự ngành XNK đòi hỏi sự thích ứng nhanh nhạy và thực sự theo sát nhu cầu của thị trường, có tư duy, tầm nhìn và chuẩn bị sự cải cách cho xúc tiến thương mại. Một nhân viên XNK hiện đại đôi khi còn cần khả năng đánh giá các yếu tố rủi ro và pháp lý khi thực hiện giao dịch thương mại Quốc tế hay cập nhật những thông tin đổi mới quy trình XNK của hải quan trong và ngoài nước.
Theo hội thảo cấp Quốc gia được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về Logistics’’ do cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP). Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng việc đào tạo theo cách hiện nay đang khiến ngành Logistics rơi vào tình trạng thiếu nhân lực cả về lượng và chất.
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU
Do nguồn nhân lực Logistics cung cấp cho thị trường lao động đang thiếu trầm trọng, cùng với sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vai trò Logistics, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics đang trở nên hết sức cấp thiết.
Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại ba hình thức đào tạo cơ bản, gồm: Đào tạo tại các trường học – Đào tạo tại Hiệp hội – Đào tạo tại doanh nghiệp. Tại các trường học cấp độ đại học/sau đại học đào tạo chuyên ngành về Logistics hoặc các chuyên ngành gần được đánh giá là có hệ thống khoa học và bài bản, thời gian học tập trung nhưng lực lượng giảng viên vẫn mỏng và chuyên môn chưa thực sự sâu nên không mang lại hiệu quả như mong đợi, học viên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. Hiện nay, mô hình liên kết đào tạo giữa các trường học (hoặc trung tâm đào tạo) chưa được nhân rộng, vì vậy mô hình đào tạo tại các Hiệp hội, doanh nghiệp vẫn cần được phát triển rộng rãi.
Hiểu và nắm bắt được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, OD CLICK đã xây dựng những chương trình Đào tạo in-house nhằm hoàn thiện các kỹ năng chuyên nghiệp cho nhân sự, trong đó nhóm kỹ năng vận hành chuyên nghiệp được xây dựng đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp ngành logistic. Thông qua nhóm kỹ năng chuyên nghiệp nói chung, kỹ năng vận hành nói riêng, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận những nền tảng vững chắc về logistics như quản trị quy trình, phân phối công việc, giải quyết vấn đề, KAIZEn trong sản xuất,… từ đó nâng cao tổng thể chất lượng ngành nhân sự.