Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
TỦ SÁCH LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG NGÀNH TÀI CHÍNH
Số 7 Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thời điểm đầu thành lập ngân hàng có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 1989 và sử dụng đến năm 2012. Hiện nay ngân hàng có tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng hiện có 25.000 cán bộ nhân viên, 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch trên khắp 63 tỉnh thành và có văn phòng đại diện tại 5 quốc gia là Liên bang Nga, Lào, Campuchia, Myanmar, Đài Loan.
Từ ngày 26/4/2022, BIDV đã áp dụng thương hiệu mới. Biểu tượng mới của BIDV bao gồm hình ảnh ngôi sao và hoa mai được kết hợp sáng tạo. Hình ảnh ngôi sao lấy cảm hứng từ Quốc kỳ Việt Nam, nhưng được thiết kế theo phong cách độc đáo với những đường nét mở và chuyển động.
Ảnh minh họa: Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ
BIDV lả ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, bên cạnh Agribank, VietinBank và Vietcombank.
BIDV hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực là ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
Lĩnh vực ngân hàng là hoạt động chính được nhiều người biết đến nhất của BIDV. Các hoạt động thuộc lĩnh vực này bao gồm: Dịch vụ thẻ, Các khoản cho vay cá nhân, Dịch vụ tiền gửi Thị trường ngoại hối và vốn, Ngân quỹ, Ngân hàng trực tuyến, Thanh toán và chuyển khoản công nghệ mới
Lĩnh vực bảo hiểm: BIDV cung cấp 2 sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng là:
- Bảo hiểm nhân thọ: Là sự kết hợp giữa BIDV và MetLife nhằm tạo ra các gói bảo hiểm nhân thọ giúp khách hàng tiết kiệm tiền và bảo vệ bản thân trong tương lai.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là sự kết hợp giữa BIDV và BIC nhằm tạo ra các sản phẩm bảo hiểm như BIC Bình an, BIC Home care…
Lĩnh vực chứng khoán: Trong lĩnh vực chứng khoán, BIDV cung cấp các dịch vụ như Môi giới chứng khoán; Các dịch vụ chứng khoán; Giao dịch chứng khoán; Chứng khoán phái sinh.
1. Thực trạng hệ thống chính sách chi ngân sách nhà nước trực tiếp cho an sinh xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam
1.1. Chính sách chi ngân sách trực tiếp cho an sinh xã hội
Hệ thống chính sách an sinh xã hội (ASXH) hiện hành ở nước ta có phạm vi rất rộng, gồm: Hệ thống ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội và bảo hiểm xã hội (BHXH). Nếu phân loại theo nguồn tài trợ, có thể chia thành 3 nhóm chính sách: (i) Chính sách ASXH theo nguyên tắc đóng, hưởng; (ii) Chính sách ASXH theo phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước; (iii) Chính sách hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước thông qua chính sách tín dụng ưu đãi; chính sách miễn, giảm các loại phí, lệ phí cho người dân… Trong đó các chính sách ASXH theo phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước hiện nay bao gồm chính sách trợ giúp xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ và nhu cầu cơ bản.
Nhóm chính sách trợ giúp xã hội gồm: (i) Chính sách trợ giúp thường xuyên là các chính sách chăm sóc những người không tự lo được cuộc sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc tại cộng đồng, hỗ trợ tiền mặt hàng tháng cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay, chính sách trợ giúp thường xuyên bao gồm: Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp thường xuyên đối với đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; (ii) Chính sách trợ giúp đột xuất là các chính sách hỗ trợ những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc các lý do bất khả kháng khác nhằm giảm nhẹ hậu quả. Mức trợ giúp đối với hộ gia đình từ 1 - 5 triệu đồng/hộ, còn cá nhân có thể là hiện vật hoặc tiền. Ngoài ra, hộ gia đình gặp khó khăn nêu trên còn được xem xét miễn, giảm học phí cho người đang học văn hóa, học nghề; được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc khám chữa bệnh miễn phí; vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất…
Nhóm chính sách ưu đãi xã hội: Bao gồm chính sách trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng; trợ cấp ưu đãi hàng năm; trợ cấp ưu đãi một lần; trợ cấp thương tật đối với thương binh. Ngoài ra, người có công với cách mạng và thân nhân của họ còn được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, điều trị, điều dưỡng, ưu đãi trong giáo dục, ưu đãi về nhà ở1.
Chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ tối thiểu gồm: (i) Đối với dịch vụ giáo dục - đào tạo, miễn, giảm học phí; hỗ trợ gạo, ăn, ở đối với học sinh vùng khó khăn; hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, mầm non… (ii) Đối với dịch vụ y tế, có chính sách hỗ trợ về BHYT, khám chữa bệnh cho người nghèo; (iii) Ngoài ra, còn có chính sách hỗ trợ học nghề tạo khả năng có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2. Chính sách chi ngân sách nhà nước trực tiếp cho giảm nghèo
Nhóm chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo2: Các hộ gia đình nghèo chưa có hoặc có nhà nhưng quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện thì được ngân sách trung ương hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ và ngân sách địa phương hỗ trợ thêm. Các hộ dân có nhu cầu còn được vay vốn tín dụng ưu đãi để làm nhà ở. Ngoài ra, các hộ nghèo ở một số khu vực đặc biệt như Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long cũng được hỗ trợ về nhà ở theo các quy định riêng3.
Nhóm chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm4: Hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức, tài liệu học tập, hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền tàu xe… cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để người nghèo có cơ hội làm việc, tăng thu nhập.
Nhóm chính sách về giáo dục đào tạo5: Tập trung miễn, giảm học phí, chi phí học tập, tiền ăn, gạo, nhà ở, học bổng cho các đối tượng chính sách như trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ cận nghèo…
Nhóm chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe6: Tập trung vào chính sách BHYT, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách thông qua Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo, với việc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT...
Năm là, nhóm chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập7: Gồm hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu lao động, tạo việc làm; khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, lâm và ngư nghiệp…
Ngoài ra, còn có các chính sách hỗ trợ trực tiếp khác như hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn8; hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo9; hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp10.
2. Đánh giá chính sách chi ngân sách nhà nước
Một là, thể chế, chính sách về ASXH và giảm nghèo đã được ban hành tương đối đầy đủ. Hệ thống chính sách chi NSNN cho ASXH đã tạo thành một mạng lưới ASXH đồng bộ khi hỗ trợ người dân theo các tầng nấc khác nhau. Các chính sách hỗ trợ từ NSNN cho giảm nghèo đã bao quát các khía cạnh nghèo chung và cả những nhóm nghèo (người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo).
Hai là, các chỉ tiêu liên quan đến ASXH và giảm nghèo như tỷ lệ hộ nghèo, chỉ số phát triển con người, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người… đã được cải thiện một cách cơ bản11.
Ba là, hệ thống chính sách chi NSNN cho ASXH và giảm nghèo đã được từng bước phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Bốn là, mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu NSNN bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng chính sách chi NSNN cho ASXH và giảm nghèo vẫn được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu12.
Trong những năm qua, các chính sách liên quan đến ASXH và giảm nghèo được ban hành rất nhiều, song còn dàn trải trong khi nguồn lực ngân sách có hạn dẫn đến ngân sách bố trí cho một số chính sách quá ít, không có tác dụng tạo sự thay đổi, làm giảm tác dụng của chính sách, thậm chí gây lãng phí nguồn lực13. Nhiều chính sách được ban hành nhằm giải quyết tình thế các vấn đề phát sinh nên chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Do có quá nhiều chính sách, chương trình liên quan đến ASXH và giảm nghèo do các bộ, ngành ban hành và thực hiện nên xảy ra hiện tượng chồng lấn trong chính sách. Chẳng hạn, đối với chính sách cấp phát thẻ BHYT miễn phí, một cá nhân có thể là đối tượng của nhiều chính sách khác nhau như chính sách đối với hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi... Nếu không có sự rà soát, quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan sẽ xảy ra tình trạng cấp trùng thẻ BHYT cho cùng một đối tượng, gây lãng phí NSNN14.
Một số chính sách được ban hành mà chưa tính toán đầy đủ về nguồn lực đảm bảo, không có nguồn để thực hiện, dẫn đến hiện tượng “nợ chính sách”. Chẳng hạn, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Tuy nhiên, do chưa bố trí được ngân sách nên năm 2014, Nghị định này tạm thời chưa được thực hiện. Từ ngày 01/01/2015 chỉ thực hiện mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đối với người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội theo Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 04/10/2014. Các đối tượng bảo trợ xã hội khác vẫn áp dụng mức hưởng theo các quy định trước đó. Không những thế, còn quá nhiều chính sách hỗ trợ không điều kiện đối với người nghèo, gây tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo. Hơn nữa, một số chính sách hỗ trợ dưới dạng cấp bằng tiền mặt chỉ mang lại tác động tức thời cho việc tiêu dùng mà không có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tạo thu nhập để thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, trong quá trình thực thi các chính sách ASXH đã phát sinh một số hiện tượng chi không đúng chế độ và chính sách của Nhà nước, lập hồ sơ không đúng để hưởng chính sách người có công... dẫn đến mất lòng tin của nhân dân vào chính sách của Nhà nước, đồng thời làm giảm hiệu quả của chính sách ASXH và giảm nghèo, gây lãng phí nguồn lực NSNN.
Một là, nguyên tắc ban hành chính sách chi NSNN cho ASXH và giảm nghèo theo phương thức Nhà nước hỗ trợ trực tiếp giai đoạn 2016 - 2020 cần đảm bảo: (i) Tính khả thi về nguồn lực, tránh hiện tượng “nợ chính sách”; không chồng chéo, trùng lắp với các chính sách đã có; cần phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH và giảm nghèo để có các giải pháp phù hợp, đồng thời tạo động lực cho các đối tượng thụ hưởng vươn lên tự đảm bảo cuộc sống, tránh hiện tượng chây lười, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước; (iv) Hệ thống chính sách chi NSNN cho ASXH và giảm nghèo phải đơn giản, dễ thực hiện, tạo điều kiện cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí thực thi chính sách.
Hai là, rà soát lại hệ thống các chính sách chi NSNN cho ASXH và giảm nghèo hiện hành, loại bỏ những chính sách chồng chéo, trùng lắp hoặc không hiệu quả nhằm tiết kiệm nguồn lực, để dành nguồn lực cho các chính sách có hiệu quả hơn.
Ba là, hạn chế các chính sách hỗ trợ trực tiếp không điều kiện (hỗ trợ theo kiểu “cho không”) vì dễ gây tâm lý ỷ lại của đối tượng được nhận hỗ trợ.
Bốn là, đối với chính sách giảm nghèo, cần nghiên cứu, xem xét để thay thế việc hỗ trợ triền miên, kéo dài như hiện nay sang có thời hạn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hộ nghèo phải vươn lên thoát nghèo, đồng thời đảm bảo sự công bằng của chính sách. Ngoài ra, cần phân loại các hộ nghèo theo nguyên nhân nghèo để có các chính sách phù hợp.
Năm là, cần hạn chế áp dụng các chính sách trợ giúp xã hội mang tính hỗ trợ đồng loạt, nên tập trung vào các đối tượng thực sự cần sự hỗ trợ của Nhà nước; việc nâng mức hỗ trợ từ NSNN đối với các đối tượng của chính sách trợ giúp xã hội cần phải có lộ trình phù hợp. Về lâu dài, cần có lộ trình nghiên cứu xây dựng chính sách trợ giúp xã hội theo cách tiếp cận đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của đối tượng thụ hưởng trên cơ sở lấy mức lương cơ sở làm chuẩn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sửa đổi một số chính sách ưu đãi xã hội để đảm bảo tính công bằng. Hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công còn thiếu nguồn để thực hiện, cho thấy việc xây dựng chính sách chưa căn cứ vào thực tế và khả năng đảm bảo của NSNN, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan. Về các chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ tối thiểu, cần rà soát, lồng ghép và xem xét lại các mức, đối tượng được hỗ trợ trong từng chính sách để đảm bảo tính hiệu quả.
1. Ngân hàng Thế giới (2015), Thực trạng hệ thống ASXH 2015.
2. Vũ Nhữ Thăng (2013), Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra.
*1 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013.
*2 Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008.
*3 Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012, Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014, Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013.
*4 Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.
*5 Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013, Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013, Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015.
*6 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002, Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012.
*7 Nghị quyết 30a về chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
*8 Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009.
*9 Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014.
*10 Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.
*11 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 8,2% năm 2014. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,629 năm 2010 lên 0,638 năm 2013. Tuổi thọ bình quân năm 2013 đạt 73,1 tuổi, cao hơn mức bình quân của thế giới (71,5 tuổi) và cao nhất trong số các nước đang phát triển ở châu Á có mức thu nhập tương đương Việt Nam. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo tăng từ 14,6% năm 2010 lên 17,9% năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.297 USD năm 2010 lên trên 2.000 USD năm 2014. Số người tham gia BHYT tăng từ 52,4 triệu người, chiếm 60% dân số năm 2010 lên 62 triệu người tính đến tháng 5/2013. Các đối tượng được NSNN hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí tham gia BHYT chiếm tỷ lệ 60% tổng số người có BHYT.
*12 Chỉ tính riêng chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi của Nhà nước, chi cho vay thực hiện chính sách, chi lương hưu và bảo đảm xã hội, chi trợ giá mặt hàng chính sách hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 đạt bình quân khoảng 8,3% tổng chi cân đối NSNN, đặc biệt năm 2013 - 2014 đạt trên 11%. Hàng năm, Nhà nước cũng trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ và những vùng thiếu đói, giáp hạt.
*13 Chẳng hạn, chính sách hỗ trợ với việc tiếp cận giáo dục gồm có chính sách hỗ trợ đối với học sinh phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, học sinh hộ nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn… với nhiều hình thức hỗ trợ như cấp học bổng, miễn học phí, hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền ở… Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo gồm hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, hỗ trợ gạo… Chính vì có quá nhiều chính sách trong khi nguồn lực hữu hạn nên nguồn lực bị xé lẻ, phân tán, không tạo được sự thay đổi rõ rệt, dẫn đến hiệu quả của chính sách thấp.
*14 Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả rà soát cấp thẻ BHYT năm 2011 - 2012 của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, tổng số thẻ cấp trùng là 1,451 triệu thẻ, tương đương 624 tỷ đồng.